Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Sợ rủi ro pháp lý, nhiều công ty thẩm định giá từ chối thẩm định giá”

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Sợ rủi ro pháp lý, nhiều công ty thẩm định giá từ chối thẩm định giá”

Đó là thực trạng khó khăn của lĩnh vực thẩm định giá được Bộ trưởng Bộ Tài chính đề cập trước nghị trường Quốc hội tại phiên chất vấn sáng ngày 18/3.

Cách xác định giá trị tài sản “vênh” nhau

Tham gia chất vấn tại phiên họp, Đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn TP.Hải Phòng) hỏi quan điểm của bộ trưởng và hướng giải quyết về tình trạng nhiều doanh nghiệp thẩm định giá từ chối thẩm định giá đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước và tính giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Trả lời chất vấn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cả nước chỉ có mấy trăm công ty về thẩm định giá, hơn nữa Bộ Tài chính cũng quản lý rất chặt chẽ quy trình thi chứng chỉ đối với thẩm định viên; những sai phạm trong thời gian qua chủ yếu do thẩm định viên cố tình làm sai.

Bộ trưởng lấy ví dụ về giá đất, áp dụng theo phương pháp thặng dư nếu điều tra thì việc thẩm định giá đều sai, bởi tài sản hình thành trong tương lai phải trải qua nhiều bước như lập, phê duyệt thiết kế, lập dự toán nhưng đến khi cơ quan kiểm toán, kiểm tra thì đều chưa đúng quy định. Do vậy, nguyên nhân một phần do quy định của pháp luật, nhưng cũng có một phần nguyên nhân từ cán bộ cố tình làm sai; nếu làm sai thì cần xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Bộ trưởng cho biết: “Ví dụ như căn nhà này khi đưa ra thẩm định giá hình thành tài sản trong tương lai, ước tính 20 triệu/mnhưng khi bán thực tế có khi 25 triệu/m2, chênh lệch 5 triệu mỗi m2 thì kết quả định giá là sai và khi đó thì cơ quan thẩm định giá cũng chịu trách nhiệm đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thẩm định giá sợ rủi ro”.

Bên cạnh đó, trong phương pháp định giá thì các phương pháp cơ bản là xác định chi phí, giá thị trường, xác định theo tiêu chí thẩm định giá của doanh nghiệp… Các tiêu chí xác định giá vẫn chưa đồng nhất quan điểm. Hay quá trình xác định thiệt hại trong vụ án hình sự cũng rất rủi ro. Nhiều người nói xác định giá trị tại thời điểm vi phạm, có người nói khi khởi tố, người lại nói khi xét xử. Do đó, rất cần sự giải thích thống nhất, tất nhiên không loại trừ một số công ty thẩm định giá cấu kết với doanh nghiệp nâng giá thì phải bị xử lý, Bộ trưởng nêu quan điểm.

Luật Giá năm 2023 đã khắc phục tồn tại hạn chế của Luật Giá năm 2012

Tranh luận với Bộ trưởng về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Thanh Hương cho biết, thực tế thời gian qua cho thấy, vẫn còn tình trạng một số dịch vụ thẩm định giá sai phạm trong việc cố ý thông đồng, câu kết làm sai lệch kết quả thẩm định giá. Bộ Tài chính sẽ có giải pháp như thế nào nhằm tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá. Qua đó, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của người dân trước tình trạng sống tiêu cực, lợi ích nhóm đối với lĩnh vực giá.

Bên cạnh đó, trước những biến động của thị trường thế giới và trong nước, cử tri và nhân dân rất kỳ vọng các bộ, ngành tiếp tục có phương án đảm bảo cân đối cung cầu, đảm bảo chất lượng, đặc biệt là về mặt bằng giá đối với mặt hàng thiết yếu như là xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp,… không để xảy ra tình trạng biến động lớn về giá, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hương về giải pháp khi thẩm định giá sai phạm, Bộ trưởng khẳng định, tại Luật Giá năm 2023 đã khắc phục những tồn tại hạn chế của Luật Giá năm 2012 với nhiều nội dung mới nhằm ngăn chặn tình trạng kê khai giá không chính xác, tình trạng cấu kết của thẩm định viên với đối tác để nâng giá…

Về giải pháp đối với giá thiết yếu, Bộ trưởng nêu rõ, năm 2023 chỉ số giá CPI chỉ có 3,25% nhưng nửa đầu quý 1 năm 2024 tăng lên đột biến. Vì vậy, việc kiểm soát cần được chặt chẽ, tránh tăng giá ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Trong nhóm CPI có trên 700 hàng hóa, cần có giải pháp can thiệp gián tiếp hoặc trực tiếp. Bộ sẽ tham mưu chính sách tài khóa, tiền tệ để hạn chế hoặc rút bớt tiền trong lưu thông, tạo điều kiện, mở nút thắt để sản xuất kinh doanh phát triển để tạo hàng hóa dồi dào.

Bộ trưởng ví dụ, về giá xăng dầu, đã phối hợp với Bộ Công thương đa dạng nguồn cung xăng dầu và có giải pháp giảm chi phí định mức. Còn với chi phí thuế, Bộ Tài chính cũng có giải pháp tiết giảm để đảm bảo quan hệ cung cầu. Hệ thống cung cấp cũng hạn chế đầu mối trung gian, đảm bảo nguồn cung và giá cả hợp lý.

Nguồn: https://markettimes.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-so-rui-ro-phap-ly-nhieu-cong-ty-tham-dinh-gia-tu-choi-tham-dinh-gia-53639.html

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post

Ngọc Tuân

- Tư vấn lĩnh vực thẩm định giá và công chứng - 0909399961