Thẩm Định Giá Là Gì ? Mục Đích Của Hoạt Động Thẩm Định Giá
Mọi tài sản hữu hình hay là vô hình đều cần phải được xác định giá trị theo một quy chuẩn chung để có thể dễ dàng biểu thị cho con người. Do đó hoạt động thẩm định giá ra đời để xác định được giá trị của tài sản đang có. Vậy thẩm định giá là gì và các phương pháp thẩm định giá nào hiện nay đang sử dụng. Hãy cùng kiểm toán Việt Úc chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
I. Thẩm định giá là gì? Đặc trưng và đối tượng của thẩm định giá?
1.Thẩm định giá là gì ?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động thẩm định giá là một hoạt động tư vấn tài chính không thể thiếu. Nó xuất phát từ nhu cầu xác định giá trị của loại tài sản mà khách hàng đang có. Qua đó họ có thể xác định được giá trị của tài sản và các bên tham gia giao dịch sẽ có những quyết định thỏa thuận phù hợp về tài sản. Hoạt động thẩm định giá giúp cho các bên liên quan đảm bảo được lợi ích chính đáng của mình và giao dịch trở nên thành công hơn.
Trong các nghiên cứu về thẩm định giá là gì. Trên thế giới các nhà nghiên cứu khác nhau đưa ra các định nghĩa khác nhau về thẩm định giá là gì. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ nhắc đến dựa theo điều 4 luật giá.
Thẩm định giá là hoạt động của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định nhằm xác định giá trị bằng tiền của loại tài sản được thẩm định. Hoạt động thẩm định phải theo quy định của Bộ luật dân sự và phù hợp với giá trị thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
2. Đặc trưng của thẩm định giá là gì ?
Hoạt động thẩm định giá có những đặc trưng riêng. Đó là quá trình kết hợp giữa quá trình tìm kiếm, điều tra và thu thập thông tin của thị trường tại thời điểm địa điểm nhất định, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thẩm định liên quan, với sự đánh giá, phân tích thận trọng và chặt chẽ đó của cơ quan thẩm định giá. Những kiến thức và kinh nghiệm của thẩm định viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thẩm định.
3. Đối tượng thẩm định giá
Đối tượng thẩm định giá là gì? Đối tượng thẩm định giá bao gồm các đối tượng về: Tài sản hữu hình, tài sản vô hình, động sản, bất động sản, doanh nghiệp và lợi ích của doanh nghiệp, thẩm định giá tài nguyên, tài sản chính, công cụ tài chính, thẩm định giá thương hiệu…
II. Mục đích của hoạt động thẩm định giá là gì?
Vậy khi nào chúng ta cần đến hoạt động thẩm định giá. Sau đây là một số mục đích của hoạt động thẩm định giá tài sản:
- Thẩm định giá tài sản để cho hoạt động mua bán, chuyển nhượng, xử lý các tài sản tồn đọng, tài sản thế chấp.
- Thẩm định giá để làm cơ sở chi xét duyệt nguồn ngân sách nhà nước.
- Mục đích cho hoạt động vay vốn ngân hàng.
- Mục đích thẩm định giá cho việc góp vốn, sáp nhập, giải thể, chia tách và mua bán doanh nghiệp.
- Thẩm định giá để bán đấu giá tài sản, đấu thầu.
- Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp.
- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Xử lý các tranh chấp, đền bù tài sản, giải quyết các khiếu nại, bảo hiểm.
- Định giá mục đích hạch toán, tính thuế.
- Duyệt toán các công trình, dự án tư vấn đầu tư và lập dự án.
- Mục đích chứng minh tài sản, đầu tư nước ngoài.
III. Các phương pháp thẩm định giá là gì.
Trong hoạt động thẩm định giá các thẩm định viện có 3 cách tiếp cận để đi đến kết luận giá trị cho tài sản: cách tiếp cận trừ chi phí, cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ thu nhập, cách tiếp cận hỗn hợp giữa tiếp cận chi phí và tiếp cận thị trường. Tương ứng với các cách tiếp cận đó thì sẽ có các phương pháp thẩm định giá khác nhau:
- Phương pháp so sánh: ứng với cách tiếp cận từ thị trường.
- Phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo: ứng với cách tiếp cận từ chi phí.
- Phương pháp chiết từ, phương pháp thặng dư: ứng với cách tiếp cận hỗn hợp.
Mỗi cách tiếp cận và các phương pháp thẩm định giá sẽ có những phù hợp riêng và các thẩm định viên cần xem xét căn cứ vào: Mục đích của việc thẩm định giá tài sản, Mức độ tin cậy của thông tin, số liệu thu thập từ thị trường và đặc điểm của loại tài sản cần thẩm định giá.
Mỗi một loại tài sản có nhiều cách định giá khác nhau và cho ra một mức giá chỉ dẫn hoặc các mức giá chỉ dẫn. Các thẩm định viên sẽ xem xét mức giá chỉ dẫn rồi phân tích thống nhất để tìm ra một mức giá ước tính cho tài sản được định giá.
Nếu như cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp bạn đang cần đến một đơn vị thẩm định giá tài sản cho mình và tìm hiểu thêm về thẩm định giá là gì thì hãy tin tưởng và sử dụng dịch vụ thẩm định giá của Công ty TNHH Định giá Bến Thành – Hà Nội chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn tốt nhất và mang lại lợi ích tối ưu nhất cho tài sản của bạn. Các phương pháp thẩm định giá phù hợp cho tài sản của bạn mong muốn. Liên hệ ngay với hotline 0909.399.961 để chúng tôi tư vấn trực tiếp và miễn phí cho bạn.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học