(LSVN) – Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Trong đó, theo Điều 88 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định về việc xác định giá trị tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam có nêu rõ, đối với tài sản xử lý theo hình thức bán thì việc xác định giá trị tài sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Điều 83. Các quy định chung về xác định giá
1. Trường hợp xác định giá khởi điểm để đấu giá, giá bán để bán trực tiếp (bao gồm cả bán vật liệu, vật tư thu hồi được từ việc tiêu hủy tài sản)
a) Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá, giá bán để bán trực tiếp đối với tài sản không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này (bao gồm cả trường hợp ban tài sản gắn liền với đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất) được thực hiện như sau:
Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm, giá bán trực tiếp tài sản theo quy định tại các Điều 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 và 91 Nghị định này thành lập Hội đồng thẩm định giá Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá. Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Căn cứ thực trạng tài sản, kết quả thẩm định giá của Hội đồng thẩm định giá Nhà nước, chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm, giá bán trực tiếp quy định tại các Điều 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 và 91 Nghị định này xem xét, phê duyệt giá khởi điểm, giá bán trực tiếp.
c) Trường hợp sau hai lần đấu giá không thành mà phải tổ chức bán lại theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định này thì việc xác định lại giá khởi điểm được thực hiện như xác định giá khởi điểm lần đầu theo quy định tại Chương này.
d) Giá khởi điểm để bán đấu giá, giá bán trực tiếp tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
đ) Trường hợp tại các Điều 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 và 91 Nghị định này có quy định khác về việc xác định giá khởi điểm, giá bán trực tiếp tài sản thì thực hiện theo quy định tại các Điều tương ứng với từng loại tài sản.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác định giá khởi điểm bán đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất gửi cơ quan chuyên môn về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tại địa phương nơi có tài sản là quyền sử dụng đất) để xác định giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai để xác định giá khởi điểm bán đấu giá; trên cơ sở đó đơn vị chủ trì quản lý tài sản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá khởi điểm để bán đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản phê duyệt giá trị tài sản đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định nêu trên và giá bán trực tiếp tài sản.

Ảnh minh họa.
Còn đối với tài sản xử lý theo hình thức giao, điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng để xác định giá trị tài sản để lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản.
Trường hợp thành lập Hội đồng xác định giá thì thành phần của Hội đồng gồm: Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch; các thành viên khác gồm: đại diện các bộ phận chuyên môn liên quan của đơn vị chủ trì quản lý tài sản; đại diện cơ quan tài chính tại địa bàn nơi xử lý tài sản (trong trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không phải là cơ quan quản lý tài sản công hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản là cơ quan thuộc trung ương); đại diện các cơ quan khác có liên quan.
Riêng đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam đã được theo dõi trên sổ kế toán của bên có tài sản cho tặng hoặc là tài sản mới, có hóa đơn thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản được sử dụng giá trị đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc giá trị tài sản trên hóa đơn để lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản.
Đối với tài sản được xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý thì không phải xác định giá trị tài sản để lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản.
Còn đối với tài sản được xử lý theo hình thức giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng đề xác định giá trị tài sản để lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản.
Trường hợp thành lập Hội đồng xác định giá trị tài sản thì thành phần Hội đồng gồm: Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản hoặc người ủy quyền làm Chủ tịch; các thành viên khác gồm: đại diện các bộ phận chuyên môn liên quan của đơn vị chủ trì quản lý tài sản; đại diện Sở Tài chính nơi có tài sản xử lý (trong trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không phải là cơ quan quản lý tài sản công hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản là cơ quan thuộc trung ương); đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành về tài sản kết cấu hạ tầng; đại diện các cơ quan khác có liên quan.
Riêng đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam đã được theo dõi trên sổ kế toán của bên có tài sản cho tặng hoặc tài sản mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản được sử dụng giá trị đang theo dõi trên sổ kế toán hoặc giá trị quyết toán để lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học