Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản, giá trị nguồn tài nguyên

Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản, giá trị nguồn tài nguyên

Các giao dịch mua bán có yếu tố tương đồng.

Phương pháp thẩm định giá này được sử dụng giá trị giao dịch của các tài sản tương đương để thiết lập giá trị cho tài sản mục tiêu. Khó khăn của phương pháp này trong ngành công nghiệp khai khoáng là không có tài sản nào thực sự tương đương, do mỗi tài sản là độc nhất theo các yếu tố như địa lý, khoáng sản, giá cả, mức độ khám phá và cơ sở hạ tầng. Thêm vào đó, các giao dịch mỏ khoáng sản ít hơn khá nhiều so với các giao dịch Bất động sản  nói chung. Khi các giao dịch này có xảy ra thì chúng liên quan đến rất ít tiền, để lại cho thẩm định viên công việc chuyển đổi những phần cổ phiếu, tiền bản quyền hay hợp đồng quyền chọn thành giá trị bằng tiền hiện tại tương đương.

Mặc dù có những tiêu chuẩn trên, giá trị giao dịch của các tài sản tương đương có thể nằm trong một khoảng giá trị cho một tài sản nhất định. Các giao dịch với mỏ đang nghiên cứu thăm dò cũng có thể chỉ ra mức độ năng động của thị trường tại một thời điểm. Ví dụ, những năm gần đây có khá ít những giao dịch này tại Canada vì tình trạng yếu kém của ngành công nghiệp khai khoáng.

Giá trị một mỏ đang thăm dò phụ thuộc vào tiềm năng tồn tại hoặc có thể khám phá một trữ lượng khoáng sản có giá trị kinh tế. Tiềm năng của mỏ phụ thuộc một phần nào đó vào diện tích của nó, nhưng phụ thuộc lớn hơn về tính chất địa lý, sự khoáng hóa, kết quả khám phá mỏ, các mỏ lân cận và những yếu tố khác. Tương tự với bất động sản thì vị trí là tối quan trọng. Mỏ đang nghiên cứu thăm dò ở các khu vực khai khoáng đã được thiết lập thường có giá trị nhờ những cơ sở hạ tầng có sẵn và tiềm năng khám phá ra trữ lượng khoáng sản cao.

Điểm mạnh chính của phương pháp này là nền tảng cho giá trị được định giá bằng những phương pháp khác và cung cấp một thước đo giá trị tương đối của một tài sản.

Điểm yếu lớn nhất đó là không có hai tài sản nào là hoàn toàn tương tự nhau, mỗi mỏ khoáng sản là độc nhất như đã nhắc ở trên. Những đánh giá chủ quan là cần thiết để nhận ra những tài sản tương đồng.

Phương pháp sử dụng lựa chọn

Phương pháp thẩm định giá sử dụng sự lựa chọn có thể được áp dụng khi một tài sản được dùng cho quyền chọn lựa. Trong một trường hợp, một thỏa thuận đã được cam kết và chi trả tiền theo quyền chọn lựa được áp dụng trong khoảng thời gian một vài năm. Giá trị xấp xỉ của tài sản được phản ánh khi thanh toán và cam kết về công việc được thực thi, thêm vào đó là khả năng quyết định chủ quan của bên mua quyền chọn có thực hiện phần còn lại của giá trị thanh toán và thực thi các nghĩa vụ của chương trình khám phá mỏ.

Phương pháp thẩm định giá này tốt nhất được áp dụng cho những mỏ đang được nghiên cứu và thăm dò và ở giai đoạn đầu của quyền chọn lựa; thường không được áp dụng cho những tài sản mà quyền chọn đã được thực hiện bằng cách thanh toán tiền và thực thi nghĩa vụ công việc. Vào thời điểm này, giá trị của tìa sản thường cao hơn giá trị thanh toán.

Một điểm mạnh của phương pháp thẩm định giá này là có sự liên đới tới thực tế vào thời gian đầu của thời hạn quyền chọn. Điểm yếu cảu nó là việc định giá chỉ có ý nghĩa vào giai đoạn đầu của thời hạn quyền chọn đó. Khi thời gian trôi đi, nhiều kết quả thăm dò được thu thập, giá trị tài sản sẽ mở rộng lên hoặc xuống so với giá trị trong hợp đồng quyền chọn. Kết quả này sẽ không được tính là chi phí để tiếp tục và quyền chọn sẽ được bỏ qua, hay kết quả sẽ đủ cho chi phí thêm và các điều khoản thanh toán sẽ được coi như giá đã mặc cả so với giá trị tài sản.

Phương pháp thẩm định giá sử dụng sự lựa chọn có thể được sử dụng để xác định giá trị của các giao dịch tương đương do hầu hết các giao dịch tài sản này là để dùng làm tài sản quyền chọn hoặc làm vốn góp liên doanh.

Đặc điểm của cách tiếp cận bằng chi phí khi định giá mỏ khoáng sản.

Đây là phương pháp thẩm định giá dựa trên giả định là giá trị thực của một mỏ khoáng sản nằm trong khả năng tồn tại và khám phá được một trữ lượng khoáng sản có giá trị kinh tế. Phương pháp này cho rằng chi phí dành cho việc khám vá và nghiên cứu mỏ có liên hệ với giá trị của mỏ. Tiếp cận bằng chi phí đồng tình với quan điểm giá trị mỏ khoáng sản thường dựa trên các chi phí cần thiết cần đầu tư để tại ra lợi nhuận. Ở đây cũng có sự kiện đới đến các chi phí đã tiêu trong quá khứ trong các hợp đồng quyền chọn mà cũng liên quan đến giá trị lãi suất còn lại của người giữ quyền chọn.

Lý thuyết cơ bản của phương pháp thẩm định giá này là giá trị của mỏ bằng giá trị của những chi phí đã sử dụng trong quá khứ công với các chi phí bảo đảm trong tương lai. Một yếu tố quan trọng của phương pháp này mà thường được bỏ qua trong quá trình ứng dụng nó đó là chỉ những phần chi phí mà được coi là hợp lý và tạo ra năng suất được coi là có giá trị. Tạo ra năng suất tức là hiệu quả của công việc tạo ra đủ động lực và là nền tảng để bảo đảm cho các hoạt động sau này, bằng việc xác định tiềm năng của sự tồn tại và khám phá ra trữ lượng khoáng sản có giá trị kinh tế. Chi phí được đảm bảo trong tương lại bao gồm ngân sách hợp lý cho việc khám phá để thử nghiệm tiềm năng của mỏ, có thể là những bất thường về địa vật lý hoặc địa hóa học, hay khu khoáng hóa đầy hứa hẹn hoặc đã lộ ra. Như đã nhắc đến ở trước, nếu việc khám phá mỏ làm xuống cấp giá trị của nó thì đó được coi là không năng suất và chi phí không được coi là giá trị hoặc phải giảm trừ đi. Rõ ràng là nếu mỏ không có hoặc có nhưng không đáng kể các tiềm năng kinh tế thì nói được coi như không có giá trị.

Các chi phí công tác trong quá khứ thương được phân tích hàng năm, sử dụng các nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá chi phí nào sẽ giữ lại hay chi phí nào bị loại bỏ trong quá trình xác định giá trị tiềm tàng còn lại của mỏ. Trong thời ký làm phát cao, chi phí công tác cũ được đưa về giá trị hiện tại vào thời điểm định giá hay lấy ngay giá trị các chi phí tương ứng trên thị trường. Thường thì chỉ một phần nhỏ các chi phí trong quá khứ có thời gian quá 5 năm so với thời điểm định giá được giữ lại.

Phương pháp chi phí tốt nhất dược áp dụng cho các mỏ vẫn đang được khám phá. Sẽ khó khăn hơn để áp dụng cho những mỏ mà bị trì hoãn vài năm, đặc biệt là nếu đã tiêu tốn một khoản chi phí đáng khể vào đó trong quá khứ. Nhiều mỏ cũng có thể được đưa vào dạng đã hoàn tất thăm dò. Điểm mấu chốt cho việc định giá các mỏ ngừng hoạt động là một đánh giá thực tế giá trị tiềm tàng còn lại của nó, có thể dưới dạng những mục tiêu chưa được kiểm chứng, khả năng tăng cấp độ, khối lượng khoáng sản hiện tại, tiềm năng phát triển với những thay đổi về công nghệ cũng như điều kiện kinh tế.

Với những mỏ đã hoàn tất thăm dò và ngừng hoạt động, một số chỉ dẫn cơ bản để xác định phần nào của các chi phí trong quá khứ được tính vào giá trị như bảng sau:

Giá trị theo tiếp cận từ chi phí có thể sẽ phải được điều chỉnh cho gần với giá trị thị trường nếu thị trường khoáng sản tại địa phương đặc biệt yếu kém hoặc đặc biệt phát triển vào thời điểm định giá. Ví dụ, vào đỉnh điểm của dòng chảy tài chính tại Canada từ 1986 đến 1988, giao dịch mua bán các mỏ đang được nghiên cứu thăm dò rất nhiều. Trong các thời kì khác, như đầu và cuói những năm 1900, các hoạt động khám phá khá lẻ tẻ, điều này được phản ánh trong hoạt động yếu của thịt trường. Những điều kiện này có thể được nhận ra bằng việc áp dụng một yếu tố thị trường chủ quan, thường là việc tăng 25% về chiết khấy hay cộng thêm trong phương pháp này. Việc cộng thêm xảy ra khi đánh giá một vị trí có lợi thế như gần hoặc địa thế tương tự như một mỏ đang được khai thác hoặc mới khám phá.

Ứng dụng của phương pháp chi phí yêu cầu sự nắm bắt chi tiết về quá trình nghiên cứt thăm dò mỏ, chuẩn mực công nghiệp, và giá cả cho việc khoan cũng như các công việc phục vụ việc thăm dò khác. Những yêu cầu này tốt nhất được thực hiện bởi một nhà thăm dò địa chất giàu kinh nghiệm và phán xét kĩ thuật chính xác, cũng như phải nắm rõ giá trị giao dịch của khoán sản trên thị trường thực tế.

Một điểm mạnh của phương pháp tiếp cận từ chi phí đó là thông tin và dữ liệu dành cho việc khám phá thường đã có sẫn cho hầu hết các mỏ đang nghiên cứu, thăm dò hoặc đang trong quá trình thăm dò. ĐIểm yếu chính là đáng giá theo kinh nghiệm cần phải tách biệt chi phí trong quá khứ được cho là có hiệu quả ra khỏi những chi phí không đóng góp vào giá trị của mỏ, và phải đánh giá một chương trình và chi phí thăm dò hợp lý trong tương lai. Điều này làm cho phương pháp dễ bị sử dụng sai cách hoặc bị lạm dụng.

Sẽ khôn ngoan hơn nếu chuyên viên thẩm định có thể so sánh giá trị theo chi phí của mỏ với giá trị theo các phương pháp khác, đặc biệt là các phương pháp tiếp cận từ thị trường, sẽ được nhắc qua trong bài sau.

Quá trình thăm dò mỏ đang được nghiên cứu

Mỏ đang nghiên cứu được sở hữu về giá trị tiềm tàng về kinh tế của một mỏ khoáng sản trong tương lai. Khó khăn của quá trình nghiên cứu này là tìm ra được những mỏ sẽ có giá trị kinh tế trong số rất ít các mỏ có tiềm năng. Khám phá hiện đại là một quá trình tiếng hành qua nhiều bước. Nói chung, mỗi bước nhằm để tiến tới một đặc điểm mang tính quyết định tiếp theo, đó là liệu có nên tiếp tục khám phá khu vực đó không dựa theo kết quả của bước vừa thực hiện. Mỗi bước kế cận sẽ đắt đỏ hơn, do bản chất của công việc yêu cầu nhiều sự đầu tư hơn. Bất cứ khi nào một chương tình tìm hiểu được tiến hành để đi tới bước tiếp theo, giá trị của mỏ có thể sẽ được tăng lên, giảm đi hoặc giữ nguyên, phụ thuộc vào kết quả của chương trình có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị tiềm tàng được dự đoán của mỏ.

Nhiệm vụ của quá trình thăm dò là xác định và tập trung công việc vào các mỏ hứa hẹn sẽ đem lại giá trị kinh tế, và loại bỏ những nơi đã và đang bị xuống cấp bởi việc thi công. Rõ ràng, các mỏ cho thấy tiềm năng lớn hơn sẽ có giá trị cao hơn đối với các công ty khai khoáng. Một kết quả không mong muốn đó là mỏ đang nghiên cứu sẽ có ít hoặc không hề có chút giá trị kinh tế nào.

Hình 1 mô tả những giá trị của một mỏ nghiên cứu thay đổi như thế nào qua thời gian và nhấn mạnh tầm quan trọng của một ngày định giá hiệu quả. Việc khám phải mỏ A cho thấy những kết quả hứa hẹn qua các năm. Còn mỏ B cho kết quả khả quan và giá trị tăng dần qua hai bước đầu của quá trình khai phá trong hai năm đầu tiên, nhưng năm thứ ba không cho kết quả tốt đẹp, có sự suy giảm về giá trị. Tiến độ tại mỏ B dậm chân tại chỗ trong năm thứ 4 và thứ 5, làm cho giá trị của nó đầu tiên giữ nguyên và giảm , cũng như sự quan tâm thị trường với nó cũng giảm theo.

Giá trị thực của mỏ thăm dò nằm ở tiềm năng của nó đối với sự tồn tại và phát hiện của một trữ lượng khoáng sản có giá trị kinh tế. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, mỏ đang nghiên cứu thăm dò được đem đi làm quyền chọn, góp vốn liên doanh, mua, bán, trao đổi dựa theo giá trị tiềm năng của nó. Có rất nhiều phương pháp tiếp cận để định giá loại mỏ này, trong đó tất cả đều là biện pháp chủ quan.

Phương pháp tiếp cận và định giá mỏ khoáng sản

Như trong các lĩnh vực khác, ba phương pháp tiếp cận để định giá là thu nhập, chi phí, và thị trường. Những phương pháp tiếp cận khác nhau được áp dụng cho những loại mỏ khác nhau, như được thể hiện trong Bảng 1.

Khái quát về định giá mỏ khoáng sản

Những mỏ khoáng sản được dùng để mua, bán, quyền chọn và góp vốn liên doanh trên cơ sở giá trị tương đối của sự tồn tại và khám phá ra chúng. Giá trị nội tại của một tài sản được khám phá do đó dựa trên những tiềm năng có thể khai thác được. Một thước đo của giá trị tiềm tàng đó là số nguồn lực có thể bỏ ra để khám vá một mỏ khoáng sản khả thi.

Phương pháp chi phí dựa trên tiền đề rằng một mỏ khoáng sản có giá trị bằng những khoán chi tiêu trong quá khứ dành cho nó công với giá trị tương lại được đảm bảo để kiểm chứng tiềm năng còn lại của nó. Kết quả của công tác khai phá trong quá khứ được phân tích để giữ lại chỉ những chi phí có hiệu quá và liên quan đến việc xác định giá trị còn lại. Chi phí tương lai được đảm bảo bao gồm ngân sách khai khoáng hợp lý để kiểm tra giá trị tiềm tàng.

Khoáng sản được định giá vì rất nhiều lý do, trong đó có các hoạt động M&A, phục vụ cổ phần hóa doanh nghiệp, cơ sở củng cố cho các thỏa thuận về tài sản, kiện tụng, khai khoáng và bảo hiểm.

Giá trị định giá được đề cập trong bài này sẽ là giá trị thị trường của khoán sản – giá trị bằng tiền được trả cho khoáng sản trong thị trường mở bởi người mua sẵn sàng mua và người bán sẵn sàng bán tại một thời điểm nhất định.

 

Các loại mỏ khoáng sản

Có ba loại chính, yêu cầu những cách tiếp cận khác nhau để định giá là :

Đó là mỏ đang nghiên cứu thăm dò, mỏ đã hoàn tất thăm dò, mỏ đã đưa vào khai thác

Thẩm định giá vốn đầu tư dây chuyền tuyển quặng

Khi tiến hành định giá vốn đầu tư dây chuyền tuyển quằng, cầu yêu cầu từ khách hàng đầy đủ các văn bản sau.

  • Dự án đầu tư
  • Biên bản, bản khê chi tiết, danh mục tài sản
  • Hồ sơ, hóa đơn, báo cáo mua sắm tài sản
  • Giấy ủy quyền nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng thẩm định giá
  • Tài liệu kĩ thuật, catalog thể hiện tính năng kĩ thuật, công suất, thiết kế…
  • Hiện trạng của tài sản như thiếu, mất bộ phận; chế độ bảo quản tài sản đề nghị thẩm định giá
  • Chứng thư giám định chất lượng hoặc biên bản giám định (có chất lượng còn lại trên 30%) của cơ quan có thẩm quyền
  • Hiện trạng của tài sản như thiếu, mất bộ phận; chế độ bảo quản tài sản đề nghị thẩm định giá.
  • Các tài liệu khác có liên quan

Các tài liệu, văn bản pháp lý yêu cầu khi thẩm định giá mỏ khoáng sản

  1. Các tài liệu pháp lý có liên quan đến dự án
  • Các tài liệu liên quan đến xin phép khai thác và thuê đất
  • Báo cáo thuyết minh dự án xin cấp phép
  • Giấy phép thăm dò
  • Giấy phép khai thác
  1. Các tài liệu liên quan đến kỹ thuật của dự án
  • Các tài liệu liên quan đến khảo sát kĩ thuật
  • Sơ đồ/ bản đồ khu mỏ
  • Biên bản hoặc tài liệu chứng minh đánh giá trữ lượng
  • Tài liệu chứng minh chất lượng của quặng
  • Tổng hợp kết quả khai thác cho đến thời điểm định giá
  1. Các tài liệu liên quan đến tài sản liên quan đến mỏ
  • Danh mục tài sản chi tiết
  • Các tài liệu liên quan đến tài sản (hồ sơ, hóa đơn mua, báo cáo thiết bị)
  • Tình hình thế chấp liên quan đến tài sản (nếu có)
  • Tài liệu liên quan đến định giá mỏ trong quá khứ
  1. Các tài liệu liên quan đến tài chính – kế toán

Tài liệu về chi phí của chủ đầu tư khi triển khai dự án

  • Chi phí khảo sát
  • Chi phí thiết kế
  • Chi phí thăm dò
  • Chi phí đánh giá tác động môi trường
  • Kế hoạch thu nhập chi phí của dự án (nếu có và chi tiết hơn dự án xin cấp phép)
  • Báo cáo tài chính của công ty hoặc của mỏ trong 03 năm gần nhất
  1. Các tài liệu khác có liên quan

Quy trình thẩm định giá tài nguyên khoáng sản

Quy trình thẩm định giá nguồn tài nguyên

1. Xác định tổng quát về nguồn tài nguyên cần thẩm định giá và loại giá trị làm cơ sở thẩm định giá.

– Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng, những người sử dụng kết quả thẩm định giá

– Đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên cần thẩm định giá

–  Mục địch thẩm định giá, Thời điểm thẩm định giá

–  Những giả thiết và những điều kiện hạn chế

–  Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên theo hợp đồng thẩm định giá

– Xác định nguồn dữ liệu cần thiết phục vụ cho công việc thẩm định giá

– Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá

2. Lâp kết hoạch thẩm định giá

– Xác định tài liệu thu thập về thị trường, và các nguồn tài liệu phải đảm bảođáng tin cậy và được kiểm chứng

– Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với nguồn tài nguyên và đặc điểm thị trường

– Xây dựng tiến độ nghiên cức, trình tự thu thập và phân tích dữ liệu thông tin

– Lập đề cương kế hoạch thực hiện công việc thẩm định giá

3. Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin

a. Khảo sát thị trường :

Cần phải chụp ảnh nguồn tài nguyên một cách tổng quát và chi tiết làm cơ sở lưu hồ sơ thẩm định giá

b. Thu thập thông tin

c. Cần phải thu thập các thông tin sau :

– Về tính pháp lý của nguồn tài nguyên

– Liên quan đến sản lượng khai thác, đơn giá bán một đơn vị tài nguyên, doanh thu, chi phí, lãi suất, thu nhập, v.v…

– Về yếu tố cung cầu trong nước, ngoài nước, các lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua, người bán tiền năng.

Phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và thông tin phải được kiểm chứng để đảm bảo độ chính xác.

4. Phân tích thông tin

– Phân tích thông tin từ khảo sát thực tế hiện trường nguồn tài nguyên

– Phân tích về việc sử dụng tốt nhất và tối ưu của nguồn tài nguyên

– Phân tích những đặc trưng của thị trường nguồn tài nguyên thẩm định

– Phân tích về khách hàng

– Phân tích ý nghĩa về mặt kinh tế của nguồn tài nguyên thời điểm hiện tại và tương lai

– Phân tích vấn đề môi trường và tính bền vững trong khai thác nguồn tài nguyên

5. Xác định giá trị nguồn tài nguyên cần thẩm định giá

Nêu các phương pháp thẩm định giá được áp dụng và phân tích mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp trong thẩm định giá với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nguồn tài nguyên và mục đích thẩm định giá.

6. Lập báo cáo thẩm định giá

–  Báo cáo thẩm định giá

–  Chứng thư thẩm định giá

3 phương pháp xác định giá trị mỏ khoáng sản

Công việc thẩm định giá mỏ khoáng sản là việc làm phức tạp, khó khăn và cần phải thận trọng khi không có đối tượng làm cơ sở đối chiếu việc định giá.

Phương pháp so sánh

Trên phương diện lý thuyết, phương pháp so sánh là phương pháp tối ưu trong việc xác định giá trị mỏ khoáng sản nói chung cho các mục đích mua bán và góp vốn hợp tác đầu tư. Sự tối ưu của phương pháp so sánh được dựa trên nền tảng những cơ sở thị trường vững chắc, những bằng chứng thị trường về giao dịch mua bán những tài sản tương tự.

Để áp dụng phương pháp so sánh được tốt thì cần có các điều kiện sau: chất lượng thông tin phải phù hợp, đầy đủ, đáng tin cậy và kiểm tra được; thị trường phải ổn định, nếu thị trường biến động sẽ có sai số lớn, ngay cả khi các đối tượng so sánh giống nhau về nhiều mặt.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, công tác xác định giá trị mỏ khoáng sản chưa được thực hiện nên phương pháp này chưa có ý nghĩa sử dụng. Việc thu thập những bằng chứng thị trường về các giao dịch mua bán bất động sản nói chung và quyền khai thác mỏ khoáng sản rắn tại Việt Nam là rất khó khăn vì tài nguyên khoáng sản là thuộc sở hữu quốc gia và hầu hết từ trước đến những năm gần đây các công ty khai thác mỏ đều là doanh nghiệp Nhà nước nên không có hoạt động mua bán.

Trong tương lai, khi một số mỏ khoáng sản có tính phổ biến, có cấu trúc địa chất không quá phức tạp và tương đối đồng nhất (ví dụ như các mỏ vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sét…) đã được xác định giá trị để đảm bảo các yêu cầu trên thì phương pháp này có thể áp dụng được để định giá khá nhanh giá trị mỏ khoáng sản tương tự.

Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập đề cập đến dòng thu nhập được hình thành từ việc khai thác, kinh doanh của mỏ khoáng sản. Theo nguyên tắc này, về mặt lý thuyết, giá thị trường hiện hành của một mỏ khoáng sản ngang bằng với giá trị hiện tại của tất cả các khoản thu nhập tương lai có thể nhận được từ bất động sản. Vì vậy phương pháp thu nhập đã xét đến các lợi thế do điều kiện đặc thù của mỏ khoáng sản mang lại như: vị trí; điều kiện địa chất mỏ, công nghệ khai thác mỏ… và những nhân tố này được đề cập đến trong dự án đầu tư khai thác mỏ.

Qua đó, kết quả có được tính toán từ việc xác định giá trị mỏ khoáng sản đã gián tiếp phản ánh giá trị thị trường của mỏ khoáng sản. Xét về mặt lý thuyết, phương pháp này có ưu điểm là có cơ sở lý luận chặt chẽ nhất, vì nó tiếp cận một cách trực tiếp những lợi ích mà bất động sản hay mỏ khoáng sản  mang lại cho nhà đầu tư.

Xuất phát từ tính chất gián tiếp phản ánh giá trị thị trường, kết quả có được từ phương pháp thu nhập thường không chính xác, có thể có khác biệt rất lớn và không phù hợp với giá trị thị trường của bất động sản nói chung và mỏ khoáng sản nói riêng.

Trong nhiều trường hợp có thể thiếu cơ sở dự báo các khoản thu nhập tương lai. Kết quả xác định giá trị mỏ khoáng sản có độ nhạy lớn trước mỗi sự thay đổi của các tham số tính toán nhất là tham số lãi suất (tỉ suất chiết khấu).

Phương pháp lợi nhuận

Tương tự như phương pháp thu nhập, phương pháp lợi nhuận đề cập đến dòng thu nhập được hình thành từ việc khai thác, kinh doanh mỏ khoáng sản. Vì vậy phương phương pháp thu nhập đã xét đến các lợi thế do điều kiện đặc thù của mỏ khoáng sản mang lại như vị trí; điều kiện địa chất mỏ, công nghệ khai thác mỏ… Những nhân tố này được đề cập đến trong dự án đầu tư khai thác mỏ. Qua đó, kết quả có được từ phương pháp lợi nhuận đã gián tiếp phản ánh giá trị thị trường của bất động sản, làm cơ sở để xác định giá trị mỏ khoáng sản.

Phương pháp lợi nhuận có mức độ tổng hợp cao hơn phương pháp thu nhập và đơn giản hơn. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu có thể tham khảo mức độ sinh lời chung của việc kinh doanh trên nguyên tắc thận trọng.

Tương tự như phương pháp thu nhập, xuất phát từ tính chất gián tiếp phản ánh giá trị thị trường, kết quả có được từ phương pháp lợi nhuận thường không chính xác, có thể có khác biệt lớn và không phù hợp với giá trị thị trường của mỏ khoáng sản. Lợi nhuận ước tính có thể cao là kết quả kết hợp của cả yếu tố tự nhiên, công nghệ và con người trong quá trình hoạt động đó.

Tùy theo đặc điểm của từng loại khoáng sản mà việc áp dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau để việc xác định giá trị mỏ khoáng sản đạt hiệu quả tối ưu.

Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản

Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản là xác định giá trị thực của một mỏ khoáng sản và có giá trị về trữ lượng có thể khai thác.

Khái quát về thẩm định giá trị mỏ khoáng sản: những mỏ khoáng sản được dùng để mua, bán, quyền chọn và góp vốn liên doanh trên cơ sở giá trị tương đối của sự tồn tại và khám phá ra chúng. Giá trị nội tại của một mỏ khoáng sản được khám phá do đó dựa trên những tiềm năng có thể khai thác được. Một thước đo của giá trị tiềm tàng đó là số nguồn lực có thể bỏ ra để khám vá một mỏ khoáng sản khả thi.

Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản, giá trị nguồn tài nguyên nhằm mục đích:

– Thẩm định giá để mua bán, chuyển nhượng, góp vốn liên danh, liên kết.

– Thẩm định giá chuyển đổi chủ quyền tài sản của doanh nghiệp.

– Thẩm định giá để tính thuế và hạch toán sổ sách, báo cáo tài chính.

– Thẩm định giá để đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa.

– Thẩm định giá để bảo toàn tài sản.

– Thẩm định giá để chứng minh tài sản để vay vốn ngân hàng…

Thẩm định giá trị mỏ khoáng sản bao gồm:

– Thẩm định giá tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, than, boxit, thiếc, sắt, đồng, vàng, apatit…

– Thẩm định giá tài nguyên năng lượng: than, dầu mỏ, thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…

– Thẩm định giá tài nguyên biển.

Phân loại mỏ khoáng sản: mỏ khoáng sản cần xác định giá trị gồm 3 loại, mỏ đang nghiên cứu thăm dò, mỏ đã hoàn tất thăm dò, mỏ đã đưa vào khai thác.

Các phương pháp thẩm định giá trị mỏ khoáng sản: tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp và giai đoạn của dự án khai thác khoáng sản mà áp dụng 1 trong 3 phương pháp định giá phù hợp, bao gồm:

– Phương pháp so sánh;

– Phương pháp thu nhập (đầu tư);

– Phương pháp lợi nhuận.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post

Ngọc Tuân

- Tư vấn lĩnh vực thẩm định giá và công chứng - 0909399961

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *