Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Vai trò thẩm định giá doanh nghiệp?

(TDVC Thẩm định giá doanh nghiệp là gì?)– Doanh nghiệp luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như khu vực và vùng lãnh thổ. Ngày nay Việt Nam với nền kinh tế quốc tế hội nhập và phát triển vô cùng mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp là một điều vô cùng cần thiết, là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay. Thẩm định giá doanh nghiệp mang đến cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cái nhìn tổng quát về tình hình cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp, quyết định tài trợ, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, đầu tư phù hợp…

1. Khái niệm thẩm định giá doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất các các giai đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường đều nhằm mục đích để sinh lợi. Vì vậy, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế vị lợi, nhưng thực tế có một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Thẩm định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Quá trình này do thẩm định viên về giá tiến hành. Nói cách khác, thẩm định giá doanh nghiệp là quá trình đánh giá hay ước tính với độ tin cậy cao nhất về khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2. Vai trò thẩm định giá doanh nghiệp

2.1. Đối với cơ quan nhà nước

Giúp các cơ quan quản lý ban ngành của nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp để có chính sách quản lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, các loại thuế khác.

Hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ xem xét và đưa ra các quyết định về chính sách và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế một cách hiệu quả và bền vững. Đồng thời, nhờ vào việc xác định giá trị doanh nghiệp, Nhà nước cũng sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp, từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp.

2.2. Đối với doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp của mình. Giúp doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp.

Là cơ sở để giải quyết, xử lý tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông của doanh nghiệp khi phân chia cổ tức, góp vốn, vi phạm hợp đồng,…

Là cơ sở cho doanh nghiệp đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính; cũng như là cơ sở để sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,… doanh nghiệp.

Thẩm định giá trị doanh nghiệp là một cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tài chính và chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhìn nhận được khả năng cạnh tranh không những của doanh nghiệp mình mà còn cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

2.3. Đối với nhà đầu tư

Thẩm định giá doanh nghiệp phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các số liệu cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, mức độ uy tín, tiềm năng phát triển, cơ hội của một doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, giá trị doanh nghiệp là cơ sở cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng, đầu tư, tài trợ, hợp tác, liên doanh hay dừng hợp tác, thu hồi vốn… bởi mục đích cuối cùng của bất cứ nhà đầu tư nào đều là bảo toàn vốn và khả năng sinh lời cao.

Thẩm định giá doanh nghiệp hiện nay phục vụ nhiều mục đích cho các bên liên quan. Mộ số mục đích phổ biến trong cơ chế thị trường như: Mua bán, chuyển nhượng hợp nhất hoặc chia nhỏ, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)… Để các giao dịch này được diễn ra một cách đúng đắn, chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần đánh giá các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc định giá doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước đây, danh sách các tài sản hữu hình và vô hình, bảng phân tích các khoản nợ và thông tin định tính về các khía cạnh của công ty. Dựa vào đó, ta có thể dự đoán lợi nhuận mà công ty có thể thu được trong những năm tới và giúp xác định mức giá hợp lý cho doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì không thể không nói đến vai trò và sự cần thiết của hoạt động thẩm định giá. Trong tương lai, ngành thẩm định giá nói chung và thầm định giá doanh nghiệp nói riêng sẽ tiếp tục đồng hành và phát triển ngày càng sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, đáp ứng được nhu cầu của thị trường cho nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp.

3. Mục đích thẩm định giá doanh nghiệp

Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế quốc tế hội nhập và phát triển ngày càng mạnh mẽ thì hoạt động thẩm định giá là một đòi hỏi tất yếu. Trong đó, thẩm định giá doanh nghiệp là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động thẩm định giá tài sản. Đối với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường thì việc tiếp cận giá trị doanh nghiệp cũng với những mục đích khác nhau. Cụ thể, hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp sẽ phục vụ cho các mục đích sau:

  • Phát hành cổ phiếu; Bán cổ phiếu ra công chúng;
  • Chứng minh năng lực tài chính;
  • Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
  • Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn;
  • Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), thu hút vốn đầu tư
  • Tham khảo giá trị thị trường;
  • Các mục đích khác đúng theo pháp luật quy định.

4. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá doanh nghiệp

Để thẩm định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác, có tính thuyết phục cao nhất thì việc cung cấp đầy đủ, chi tiết hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Dưới đây là yêu cầu cung cấp hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp:

  • Pháp lý tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá
  • Pháp lý tài sản hữu hình thẩm định giá
  • Pháp lý tài sản vô hình thẩm định giá

5. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm: cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập. Doanh nghiệp thẩm định giá cần lựa chọn các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp và thông tin tự thu thập để thẩm định giá doanh nghiệp.

– Trong cách tiếp cận từ thị trường, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.

– Trong cách tiếp cận từ chi phí, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.

– Trong cách tiếp cận từ thu nhập, giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp được sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì thẩm định viên có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 “Thẩm định giá doanh nghiệp” được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp như sau: Phương pháp tỷ số bình quân; Phương pháp giá giao dịch; Phương pháp tài sản; Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp; Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: ngoctuan.tdg@gmail.com.
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post
PhoneZalo