Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam – Tứ phủ

1.Mở đầu

Đã từ lâu tâm linh, tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời. Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
Một tín ngưỡng có sức ảnh hưởng rộng rãi ở nước ta là tín ngưỡng thờ Mẫu và tam,tứ phủ với nghi lễ đặc trưng là hầu đồng (hầu bóng, lên đồng…).Trong tín ngưỡng này, Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).

2. Quan niệm về tam,tứ phủ

A.Quan điểm thứ nhất


– Tam phủ gồm :

a.1- Đệ Nhất Thiên Phủ
a.2- Đệ Nhị Địa Phủ
a.3- Đệ Tam Thoải Phủ

– Tứ phủ gồm :

a.1- Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
a.2- Đệ Nhị Địa Phủ ( cõi đất)
a.3- Đệ Tam Thoải Phủ ( miền sông nước)
a.4- Đệ Tứ Nhạc Phủ ( miền núi rừng)

B.Quan điểm thứ hai


Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:

-Tam phủ gồm :

b.1- Đệ Nhất Thiên Phủ
b.2- Đệ Nhị Nhạc Phủ
b.3 Đệ Tam Thoải Phủ

– Tứ phủ gồm :

b.1- Đệ Nhất Thiên Phủ (cõi trời)
b.2- Đệ Nhị Nhạc Phủ ( miền núi rừng)
b.3- Đệ Tam Thoải Phủ ( miền sông nước)
b.4- Đệ Tứ Địa Phủ ( cõi đất)

Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.

Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu, màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ). Để dễ theo dõi ta lập bảng tổng hợp sau: 


Tín ngưỡng thờ tam phủ tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ .

3.Tam toà thánh Mẫu

Tam tòa Thánh Mẫu được coi là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao,tương ứng với tam phủ và tứ phủ như vừa trình bày . Xét quan điểm thứ nhất, trong các khoa cúng thưởng thỉnh danh hiệu các vị Thánh Mẫu như sau:

3.1- Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
3.2- Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
3.3- Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
3.4- Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa

Có bốn vị thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng tam tòa Thánh Mẫu thì chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Chính vì vậy nên có nhiều quan điểm về thứ bậc trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Ta thường gặp 2 quan điểm sau:

Hai quan điểm này dường như giống trong quan điểm về tam phủ đã nói ở trên ( thiên – địa- thoải và thiên – nhạc -thủy). Có điều Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến ngài. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bản văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai lại rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu .Thần tượng của ngài thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự bên trái là Mẫu Thượng Ngàn ( trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải ( trang phục màu trắng):

Nhiều nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lâng giáng trần của ngài : lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định lần thứ hai ở Phủ Giày, Nam Định và lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn Thanh Hóa).Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)… đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề tam tòa Thánh Mẫu nhưng chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi.

Xét về mặt lịch sử có lẽ tam toà Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên Địa Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành tứ phủ nhưng tam toà Thánh Mẫu vẫn không đổi. Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)…Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ trong việc thờ cúng .Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)….Tam tòa Thánh Mẫu cũng ứng với tam thân Thánh Mẫu, là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ , Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam

4. Hệ thống chư thần trong tín ngưỡng dân gian

Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát… và rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương….Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:

– Tam Bảo: Chư Phật, Bồ Tát…
– Các vị Vua cha như Ngọc Hoàng Đại Đế.,Vua Cha Bát Hải…
– Tam Toà Thánh Mẫu
– Hàng Quan Lớn (Ngũ vị tôn Quan)
– Hàng Thánh Chầu (Thập Nhị Chầu Bà )
– Hàng Thánh Hoàng (Thập vị thánh Hoàng)
– Hàng Thánh Cô (Thập nhị Tiên Cô)
– Hàng Thánh Cậu (Thập nhị Thánh Cậu)
– Các vị Thánh khác ( không được xét vào hàng tứ phủ)
– Thanh xà, bạch xà, ngũ hổ…

Hệ thống chư vị thánh thần trong tín ngưỡng tứ phủ đã được xây dựng từ thời xưa. Nhiều khảo cứu dẫn đến kết luận khởi đầu là việc thờ Mẫu Vân Hương ( Mẫu Liễu Hạnh) từ thời Hậu Lê, sau đó là sự phát triển đưa thêm nhiều vị nữa vào thờ và đưa Mẫu Vân Hương thành ngôi vị thần chủ cao nhất ( ứng với Tam Tòa Thánh Mẫu) .Đến ngày nay hệ thống chư thần tứ phủ đã được xem là cố định. Các vị thánh khác được phối hợp thờ cùng tứ phủ , hay thậm chí được các thanh đồng hầu bóng giá đó nhưng vẫn được coi là vị thần ngoài tứ phủ . Lấy thí dụ như các giá Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Bà Chúa Kho,… .Các đền thờ những vị thần địa phương những vẫn kết hợp thờ tứ phủ, và khi hầu bóng các giá đó thường gọi là giá thánh thủ đền. Các vị thủ đền có thể được hầu riêng trước khi hầu tứ phủ như giá chúa Nguyệt Hồ được hầu sau giá Mẫu (Thánh Mẫu vẫn được coi là cao nhất nên phải hầu ngài đầu tiên) và trước khi hầu các giá tứ phủ ( thường bắt đầu là giá các quan lớn). Cũng có trường hợp các vị thánh bản đền được hầu sau khi thỉnh giá cuối cùng của một hàng nào đó. Thí dụ có thể hầu giá bà chúa kho sau giá chầu bé, hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Bé, hầu giá cô cam đường sau giá Cô Bé.Cũng nhiều trường hợp các vị thần ngoài tứ phủ lại được coi là tương ứng với vị thánh trong tứ phủ: ví dụ như giá chúa bà năm phương có thể hầu sau giá chầu đệ tứ và sau giá chầu năm ( coi Chuá Bà Năm Phương tương ứng với ngôi vị số năm trong hàng chầu), hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Nhị và sau giá Chầu Tam ( coi Chúa Thác Bờ tương ứng với ngôi vị số ba trong hàng chầu).

Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm “tiền Phật, hậu Mẫu” .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi….

Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng….người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng…chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy

5. Các nghi lễ thờ Mẫu

5.1- Hành hương , đi lễ cầu an tại các đền phủ.
5.2- Lập đàn cúng lễ các nghi lễ như Tụng kinh , dâng sao giải hạn, di cung hoán số, trả nợ tào quan, thí thực..
5.3- Đội bát nhang (tôn nhang bản mệnh)
5.4- Dâng văn thờ
5.5- Hầu bóng
5.6- Các nghi lễ khác…..

6. Giớí thiệu một số bức tranh thờ

-Tranh Tứ Phủ Cộng Đồng 

Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ ( công: chung, đồng là cùng).Tranh vẽ các vị thánh đại diện cho các hàng bậc như sau:

– Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện

– Hàng thứ hai : là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)….Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.

– Hàng thứ ba : là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

– Hàng thứ tư : là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

– Hàng thứ năm : là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)

– Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)

– Hàng thứ bảy : là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải). + Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).

+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :

Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)
Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)
Thoải Phủ ( màu trắng)
Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần; thiên thần- nhân thần ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược….. Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non

Đã về cửa mẹ như con một nhà…

-Tranh Tam Phủ Cộng Đồng

Tranh thờ tam phủ Trong bức tranh:

– phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận.

– hàng thứ hai là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm
+ Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)
+ Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)
+ Thoải phủ long vương ( áo trắng)
+ Hai vị quan hầu cận
– hàng thứ ba là tam tòa Thánh Mẫu:
+ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)
+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)
+ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

-Một số bức tranh thờ khác

Tranh tứ phủ cộng đồng


Tranh Ngọc Hoàng và các vị thần theo đạo giáo Trung Hoa

BA VỊ TAM THANH

Thánh Hoàng cuỡi tam đầu cửu vĩ

Chầu Lục và các cô hầu cận 


Chầu Bé ( Đền Bắc Lệ

Cô Bơ Thoải

7. Một số bài văn khấn tứ phủ

+ Văn khấn Cộng Đồng Tứ Phủ

Ngày hôm nay, kim niên kim nguyệt cát nhật lương thời, đệ tử con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, tu thiết nhang hoa lễ vật tờ đơn cánh sớ, mang miệng về tâu mang đầu tới bái yết cửa đình thần tam tứ phủ. Trên Mẫu độ, dưới gia hộ Mẫu thương, vuốt ve che chở độ trì cho con 3 tháng hè 9 tháng đông, đầu năm chí giữa nửa năm chí cuối, tứ thời bát tiết phong thuận vũ hòa, tai qua nạn khỏi. Mẫu cho con sáng hai con mắt, bằng hai bàn chân. Mẫu ban lộc dương, Mẫu tiếp lộc âm, cho lộc mùa xuân, cho tài mùa hạ, cho con tươi hơn lá, đẹp hơn hoa, phúc lộc đề đa tiền tài mang tới. Mẫu cho con lộc ăn lộc nói, lộc gần lộc xa, hồ hết lại có, hồ vơi lại đầy, điều lành mang đến điều giữ mang đi. Mẫu cứu âm độ dương, cứu đường độ chợ, vuốt ve che chở nắn nở mở mang, cải hung vi cát cải hạo vi tường. Mẫu phê chữ đỏ, Mẫu bỏ chữ đen, cho con được chăm sự tốt vạn sự lành, trên quý dưới yêu, trên vì dưới nể. Cho con gặp thầy gặp bạn, cầu người được người, cầu của được của. Mẫu ban danh ban diện ban quyền, cho con có lương có thực có ngân có xuyến, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, trồng cây đắp phúc cho con được nở cành xanh lá, phúc lộc đề đa, cho trên thuận dười hòa trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ, nước chảy một dòng thuyền trôi một bến. Năm xung Mẫu giải xung, tháng hạn Mẫu giải hạn cho gia trung con được trong ấm ngoài êm, nhân khang vật thịnh, duyên sinh thọ trường. Đệ tử con người trần mắt thịt, việc âm chưa tường việc dương chưa tỏ, tuổi con còn trẻ, tóc con còn xanh, ăn chưa sạch bạch chưa thông, không biết kêu sao cho thấu tấu sao cho tường. Con biết tới đâu con tâu tới đó, 3 điều không sảy, 7 điều không sai, trăm tội Mẫu xá, vạn tội Mẫu thương. Mẫu xá u xá mê, xá lỗi xá lầm, soi đường chỉ lối cho con biết đường mà lội, biết lối mà lần. Hôm nay đệ tử con lễ bạc tâm thành, con giàu một bó con khó một nén, giàu làm kép hẹp con làm đơn, thiếu Mẫu cho làm đủ, vơi Mẫu cho làm đầy. Mẫu chấp kỳ lễ vật, chấp lễ chấp bái, chấp lời kêu tiếng tấu của con, bay như phượng lượn như hoa tới cửa Mẫu ngồi, tới ngai Mẫu ngự, cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.
Con niệm nam mô a di đà Phật (3 lần)

+ Văn khấn Cộng Đồng Tứ Phủ

Nam mô A Di Đà Phật(5 lễ)
Nhất thiết cung kính,nhất tâm kính lễ thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo(3 lần)
Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần)
Nam mô đại từ,đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát(3 lần)
Con sám hối con lạy chín phương trời 10 phương chư phật,chư đại Bồ Tát,chư Thánh Hiền Tăng.
Đệ tử con muôn trung bách bái,nhất tâm cung thỉnh:
-Tam Phủ công đồng,Tứ Phủ Vạn linh
-Tam vị đức Vua cha,Đức tam thập tam thiên thiên chúa Đế Thích Đế hoàn nhân tiên Thánh đế cung duy Hiệu Thiên Trí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao thượng đế tối linh ngọc bệ hạ,Đức Vua cha Bát Hải Động Đình Thủy quốc Long Vương:Trấn Tây An Nam Tam Kì Linh Ứng Vĩnh Công đại vương Thượng đẳng tối linh thần.
-Thiên tiên Cửu Trùng Vương Mẫu,Cửu thiên huyền nữ Phạm Thị Chân Nhân bán thiên Mão Dậu công chúa cập thị tòng bộ chúng
-Tam Tòa Thánh Mẫu tối tú anh linh:Đệ Nhất thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh công chúa,đệ nhị thượng ngàn,Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín,Diệu Nghĩa thiền sư Bạch Anh Quản trưởng sơn trang công chúa,Đệ Tam Thoải Phủ Xích Lân Long Nữ công chúa.
-Trần triều hiển thánh nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Quốc Công Tiết Chế Thượng đẳng phúc thần ngọc bệ hạ. Trần triều vương phụ,vương mẫu,vương phi phu nhân,vương huynh ,vương đệ,vương tử,vương hôn,vương nữ,vương tế,vương tôn chư vị tướng tá bộ hạ các quan công đồng Trần Triều uy phong lẫm liệt.
Cung thỉnh Tam vị Chúa Mường:đệ nhất Tây Thiên,đệ nhị Nguyệt Hồ,đệ tam Lâm Thao.
– Chúa Bà Cà Phê ,Tiên Chúa Thác Bơ – Hòa Bình công chúa,Ngũ Phương Bản Cảnh Chúa bà Bạch Hoa công chúa tối tú tối linh,hội đồng chúa bói,hội đồng chúa chữa,hội đồng chúa Mán,hội đồng chúa Mường,lục cung chúa chầu các bộ sơn trang,sơn lâm công chúa,tam thập lục cung công chúa,lục thập hoa giáp thần nương.
– Cung thỉnh tứ phủ chầu bà,Năm tòa quan lớn,10 dinh các quan.Bát bộ sơn trang thập nhị tiên cô trên ngàn dưới thoải,Thủ điện công chúa tối tú tối linh.Con kính lạy tứ phủ quan hoàng.Kim niên đương cai Thái Tuế Chí đức tôn thần,đương cảnh thành hoàng bản thổ liệt vị đại vương.Đức hoàng triều đức hoàng quận.Thượng Thanh Bản Mệnh nguyên thần chân quân,Thiên Tào Hoa Giáp thủ mệnh công chúa,Ông thủ đầu đồng chầu bà quyền cai bản mệnh giáng phúc lưu ân trừ tai giải ách.Tứ phủ thánh cô,tứ phủ thánh cậu,cậu bé bản đền,cô bé bản đền.Ngũ lôi thiên tướng, ngũ hổ đại thần chư vị các quan, thiên thiên lực sĩ ,vạn vạn tinh binh,binh hùng tướng mạnh,chư tư quan tướng,giáng đền giáng phủ,tế thế cứu dân.Thanh Xà đại tướng,Bạch Xà đại quan.Thổ công chúa đất chư vị tôn thần bản sứ. Con kính lạy công đồng các giá ,hội đồng các quan ,trên ngàn dưới thoải, 18 cửa rừng,12 cửa bể,cửa đình thần tam tứ phủ tối tú anh linh,tối cao,tối sáng,tận thương tận độ!
Hôm nay là ngày…tháng…năm…Đệ tử con là…..(tuổi) thê……..(tuổi)s inh nam tử…..(tuổi) nữ ………………………….
Cùng gia quyến ngụ tại địa chỉ:…………………………………….. ………………….
Ngày hôm nay cát nhật đương thời,đệ tử con tâm thành chí nguyện 1 dạ 1 lòng mộ đạo ân cần,đường xa không quản mưa nắng không nề,nhất tâm về bái yết cửa cha cửa mẹ của đình thần tam tứ phủ.Cúi xin Phật thánh thương xót giáng đền giáng phủ ,xe loan giá ngự, chấp lễ chấp bái,chứng minh công đức, giáng phúc lưu ân cho quốc thái dân an,mưa thuận gió hòa,thiên hạ thái bình,muôn nhà được hưởng ấm no hạnh phúc,phù hộ độ trì cho gia đình con được toàn gia an lạc công việc hanh thông,người người được chữ bình an,tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng,lộc tài tăng tiến,tâm đạo mở mang sở cầu tất ứng sở nguyện tòng tâm,ngũ phúc lâm môn,thân tâm an lạc, quả đạo viên thành,đầy thuyền mãn quả,gia đạo hưng thịnh.Có lộc có tài có ngân có xuyến để trên lo được việc thánh dưới gánh được việc trần,thần hôn phụng sự cửa đình thần tam tứ phủ được mãn chiều xế bóng.Xin các Ngài thương lời con kêu nhận lời con khấn,nhất tội ngài nhất xá,vạn tội ngài vạn thương! Dãi tấm lòng thành cúi xin Phật Thánh Chúa Tiên anh linh chứng giám!!!
Cung thỉnh công đồng Tổ tiên nội ngoại,Tổ Cô Mãnh Tướng,cậu bé cô bé tại gia đẳng đẳng chư vị chân linh sống vi anh tử vi linh về hầu cửa Phật cửa Thánh trên tấu thượng thiên,dưới tấu tòa vàng thoải phủ,kêu thay lạy đỡ cho con cháu cháu chắt của Tổ được kêu thấu,tấu nổi,đắc lễ đắc bái đắc yêu đắc cầu.Đức Tổ cao minh tận thương tận độ!!!
Con lạy nam mô a di đà phật (5 lần)

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: ngoctuan.tdg@gmail.com.
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post
Zalo
Phone