Nguồn gốc – Cát – Hung của Sao Nhị thập bát tú

Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thật trên bầu trời. Các nhà Thiên văn học đã phát hiện, quan sát, ghi chép về nó từ rất lâu, như vậy các sao này luân phiên theo chu kỳ, chi phối ảnh hưởng đến Trái đất, chứ không phải là những chuyện viển vông hoang đường, ảo tưởng.

Hai mươi tám sao này phân thành bốn chòm sao.

Thanh long (thuộc phương Đông): Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ

Bạch hổ (thuộc phương Tây): Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm

Chu tước (thuộc phương Nam): Tinh, Quỷ, Liễu, Tỉnh, Trương, Dực, Chẩn

Huyền Vũ (thuộc phương Bắc): Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích

Người Trung Quốc lý giải nguồn gốc của nhị thập bát tú bằng một câu chuyện rất ly kì hấp dẫn. Vào thời Thượng cổ, vua Trụ nhà Ân hoang dâm tàn bạo khiến triều chính thối nát, kỷ cương nghiêng đổ, khắp thiên hạ như vạc dầu sôi. Vũ vương nhà Chu dấy quân nhân nghĩa, trừng phạt kẻ có tội. Đúng lúc này, trên tiên giới diễn ra một cuộc đàm luận, gồm có hai nội dung, thứ nhất trong số các tiên có nhiều người chưa đủ đức hạnh, và tu luyện chưa đạt cảnh giới thượng thừa. Thứ hai, trời đất tam giới khi ấy còn thiếu các thần linh để cai quản các công việc. Chính vì lẽ đó, mấy vị đứng đầu trong chư tiên họp bàn, muốn nhân cuộc biến loạn này, giáng một số vị tiên xuống làm thần linh cai quản trong các lĩnh vực. Mấy vị đứng đầu thượng giới gồm có, Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn (hai ông này đứng đầu Xiển giáo, tôn chỉ trong tu hành là chọn người có đức hạnh, cốt cách đặc biệt mới thu nhận làm đệ tử và truyền dậy), Thông Thiên Giáo Chủ, đứng đầu Triệt giáo (Phương châm của Triệt giáo là vạn vật chúng sinh đều bình đẳng, ông không phân biệt giữa người với người, hay vạn vật, chỉ cần có nhu cầu được học đạo thì ông sẽ dậy, học trò của ông rất đông, có nhiều người xuất thân từ động vật). Chính vì hay chủ trương đường lối của mấy vị lãnh đạo tiên giới đó đã dẫn đển mâu thuẫn về sao. Ba vị tổ sư này nghị luận và lập ra bảng phong thần, trong cuộc chiến Thương – Chu chiến tướng nào chết, mà có tên trong bảng phong thần thì sẽ về cai trị, thực hiện nhiệm vụ của thần đó. Trong số các thần này thì học trò Triệt giáo chiếm số lượng đông nhất. (nguyên nhân vì học trò của ông đông về số lượng, nhưng về chất lượng thì chưa thật sự đảm bảo).

Thông Thiên Giáo chủ lúc đầu đồng ý, chỉ định khoanh tay đứng nhìn, vô vi tu đạo, nhưng không ngờ, trong số đệ tử của ông xúi giục ông, khiến ông cũng nhảy vào cuộc chiến. Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, và toàn bộ học trò Xiển giáo giúp đỡ bên nhà Chu, vì số trời của nhà Thương đã tận, và nhà Chu sẽ kế tiếp vai trò sứ mệnh của nhà Thương. Thông Thiên Giáo Chủ và toàn bộ học trò Triệt giáo giúp bên nhà Thương, vì cho rằng bên Xiển giáo phân biệt đối xử và khinh rẻ giáo phải của mình.

Thông Thiên Giáo Chủ lập ra trận Tru Tiên, nhằm cản bước Khương Tử Nha và Vũ Vương trên con đường tiến vào kinh đô Triều Ca để hỏi tội Trụ vương. Trận Tru tiên được xây dựng bằng bốn thanh gươm phép Tru tiên, Lục tiên, Hãm tiên, Tuyệt tiên, thần tiên mà chưa có pháp lực cao cường rơi vào đều không toan mạng. Trong trận Tru Tiên này, phe Xiển giáo thắng thế, tịch thu bốn thanh gươm phép này làm chiến lợi phẩm.

Thông Thiên Giáo chủ chưa chịu dừng lại, ông không trở về Bích Du cung mà tiếp tục lập trận khác thách thức quân Chu và Xiển giáo. Trận này là trận Vạn Tiên, có quy mô và mức độ khó hơn nhiều. Với sự giúp đỡ của hai vị giáo chủ Tây phương là Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn, phe Xiển giáo và Khương Tử Nha lại một lần nữa phá xong trận này. Đáng lưu ý hơn, trong trận này, mấy vị Kim tiên trong Xiển giáo, quăng mấy thanh gươm phép lên trên trời, và đọc thần chú. Những thanh gươm này bay lung tung, loạn xạ, gặp phe đối phương là giết hại. Những vị đạo sĩ, học trò trong Triệt giáo hầu hết là các loài vật tu luyện thành, cho nên sau khi chết hiện nguyên hình là các giống vật đó. Nhị thập bát tú là những học trò trong Triệt giáo thiệt mạng trong trận này, vốn họ đã có tên sẵn trong bảng Phong thần, chỉ đợi lúc lâm nạn thì hồn phách trở về cai quan địa vị của mình được giao phó.

Các mùa , ngày Sao và mưa nắng tương ứng

Trong sách Tần khắc vạn pháp quy tông, bộ Thiên ca quyết, quyển chi tam( Theo Lê Văn Sửu):

*Mùa Xuân, sao và mưa nắng.

Ngày gặp Tú thất nhiều mưa gió,

Thường qua Tú Khuê trời nắng to,

Vị, Lâu, hai tú trời âm mưa lạnh,

Mão, Hư mặt trời cao chuyển sáng,

Gặp Sâm Tỉnh Chủy thì gió to,

Tú Quỷ sao chìm. Mặt trời, mặt trăng tối,

Hay là Đường Liễu Tinh mây mù,

Gặp Tú Trương Dực làm cuồng phong,

Chẩn Giác đêm mưa ngày lại sáng,

Nếu gặp tú Cang cát đá cũng bay,

Đê Phòng Tâm Vĩ có mưa và gió rít,

Cơ Đẩu liền nhau trời muốn mưa,

Ngưu nữ mưa lún phún dính mình,

Còn đế Hư Nguy gió to dấy lên,

Nhưng đến canh ba thì lại thấy trăng sao,

Đó là khẩu quyết của chính tổ sư, Xuân đi lệnh, lệnh bất hư danh

*Mùa hạ, Sao và mưa nắng:

Hư Nguy Thất Bích trời âm một nửa

Khuê lâu vị mão mưa lâm thâm

Mão Tất liền nhau lẫn sắc vàng

Chủy Sâm Tỉnh đúng là mưa gió

Quỷ Liễu Tú trời làm mưa xuống

Tinh Trương Dực Chẩn, chập tối bắt đầu âm u

Bá Giác Cang hai tú đó mặt trời có mây,

Tú Đê Phòng Tâm Vĩ, đón nhiều gió to,

Cơ Đẩu Ngưu Nữ trời nắng to,

Lệnh mùa chuyền nhau đúng diệu quyết

Pháp sư cầu mưa suy cho kỹ và tỉ mỉ

* Mùa thu sao và mưa nắng

Hư, Nguy, Thất, Bích, trời nắng to,

Khuê, Lâu, Vị , Mão, mưa lâm thâm,

Tất, Chuỷ, Sâm, Tỉnh, trời âm u, mưa,

Không mưa thì lại có sinh ra những giải sương,

Quỷ, Liễu, trời âm thấp và sắc vàng,

Khách vừa lòng, đường xá thật dễ đi,

Các sao Trương, Dực, Chẩn, trời quang không có mây mưa,

Các sao Giác, Cang, mưa với gió,

Đê, Phòng, Tâm ,Vĩ, mưa nhè nhẹ,

Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, dựa vào đó mà đi núi,

Nếu gặp tháng bảy và tháng tám,

Thần âm sấm ẩnvào phủ riêng, vắng tiếng kêu,

Mùa thu gom sấm, sấm ẩn ở đâu, Pháp tử theo dấu vết

mùa thu hay là cầu, tạnh ráo,

*Mùa đông, sao và mưa nắng

Hư, Nguy, Thất, Bích, nổi cuồng phong

Có mây, không mưa, âm u đều đều,

Nếu gặp tú Khuê, cuồng phong nổi,

Lâu, Vị, Mẫo, Tất, chuyển sang sáng trời,

Gặp phải Chuỷ, Tỉnh, Sâm, thì có sấm với mưa,

Mưa đá hết sạch mây làm cho giờ ngọ sáng mà âm,

Các tú Quỷ, Liễu, Tinh, khí trời sáng, mây sương giống như có mưa,

Càng gặp Dực, Chẩn, trời âm lạnh,

Gặp kỳ Giác, Cang, mưa không thể chệch được,

Đề, Phòng, Tâm , Vỹ, thường có mưa sương,

Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, hư có tiếng kêu,

Các thứ đó nếu gặp mùa Xuân, Hạ đến,

Mưa gió bay chéo nhau rồi trời lại sáng,

Pháp tử suy nghĩ đúng bí quyết,

Lên đàn cầu đảo, tiếng thơm lan rộng rãi.

Nhoài ra các ngôi sao trong nhị thập bát tú đều mang hình của một tượng một con vật, và tên người, tính khí ảnh hưởng khác nhau.

Giác mộc giao, con giao long, Bá Lâm

Cang kim long, con rồng, Lý Đạo Thông

Đê lạc thổ, tướng tinh con Lạc đà, Cao Bính

Phòng nhật thố, tướng tinh con Thỏ, Dao Công Bá

Tâm nguyệt hồ, tướng tinh con Chồn, Tô Nguyên

Vĩ hỏa hổ, con hổ, Châu Chiêu

Cơ thủy báo, con báo, Dương Chân

Đẩu mộc giải, con cua, Dương Tín

Ngưu kim ngưu, con trâu, Lý Hoằng

Nữ thổ bức, con dơi, Trịnh Nguyên

Hư nhật thử, con chuột, Châu Bảo

Nguy nguyệt yến, con chim én, Hầu Thái Ất

Thất trư hỏa, con lợn, Cao Chấn

Bích du thủy, con rái cá, Phương Tiết Thanh

Khuê mộc lang, con chó sói, Lý Hùng

Lâu kim cẩu, con chó, Trương Hùng

Vị thổ trĩ, con chim trĩ, Tống Canh

Mão nhật kê, con gà, Huỳnh Thương

Tất nguyệt ô, con quạ, Kim Thằng Dương

Chủy hỏa hầu, con khỉ, Phường Tuấn

Sâm thủy viên, con vượn, Tôn Tường

Tỉnh mộc can, con dê trừu, Thẩm Canh

Quỷ kim dương, Triệu Bạch Cao

Liễu thổ chương, con gấu ngựa, Ngô Khôn

Tinh nhật mã, con ngựa, Lữ Năng

Trương nguyệt lộc, con nai, Tiết Dụng

Dực hỏa xà, con rắn, Vương Giáo

Chẩn thủy dẫn, con giun, Hồ Đạo Nguyên.


Cát, Hung của Sao Nhị thập bát tú:

Ứng dụng của hai mươi tám sao Nhị thập bát tú dùng để chọn ngày tốt xấu là một trong những phần việc rất hữu ích và quan trọng, trong việc coi ngày tốt xấu phù hợp với từng công việc của bạn.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: [email protected].
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post
PhoneZalo