Thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên

Thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên. Tổng dự toán mua sắm trên 5 tỷ đồng thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp nào?

Thẩm định để mua sắm thường xuyên mới tài sản, hàng hóa, dịch vụ là việc các cơ quan, đơn vị về thẩm định giá tiến hành tìm hiểu xác định giá trị của tài sản, hàng hóa nằm trong danh sách mua sắm mới thường xuyên cho các đơn vị nhà nước nhưcơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân… nhằm định ra giá trị chuẩn xác nhất, nhanh nhất, để đơn vị có nhu cầu mua sắm thường xuyên tiến hành tìm nhà đấu thầu mua sắm tài sản cho đơn vị mình. Vậy thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên được quy định như thế nào? Luật Dương Gia xin gửi đến bài viết sau đây.

1. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

– Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.

– Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên

Mục đích chính thẩm định dự toán là để mua sắm mới tài sản làm cơ sở trình báo các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án mua sắm mớinhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và làm cơ sở xác định giá trần để các tổ chức tiến hành đấu thầu mua sắm mới tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Ngoài việc thẩm định dự toán là tiền đề xác định giá trị để các tổ chức doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ dự thầu sau này theo quy định hiện hành.

Trước khi thực hiện quy trình thẩm đinh dự toán mua sắm thường xuyên, sau khi các đơn vị cấp dưới xác định tổng quát về từng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tự xây dựng trước theo xác định giá trị thị trường, giá chi phí thị trường làm cơ sở tính giá. Sau đó lập kế hoạch thẩm định giá cho tài sản cần mua sắm mới, khảo sát thực tế từng loại tài sản cần mua sắm để thu thập thông tin, bám sát vào giá thị trường, tổng hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được liên quan đến tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến kết qủa thẩm định giá cuối cùng.

Sau khi xác định giá trị tài sản của tài sản dự toán mua sắm thường xuyên thì lập báo cáo kết quả việc thẩm định giá tài sản dự toán mua sắm thường xuyên cần mua mới đến đơn vị có nhu cầu mua sắm. Lưu ý danh mục tài sản cần thẩm định giá của tài sản cần mua mới cần bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Có thể dựa vào các chứng từ có liên quan tới tài sản cần mua sắm dự toán mua sắm thường xuyên mới phục vụ cho việc thẩm định.

TÌM HIỂU THÊM

Về việc phân cấp thẩm định, phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được quy định chung tại Thông tư58/2016/TT-BTC

Theo đó, đối với ngân sách cấp tỉnh:

– Gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm, phù hợp với các quy định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về quyết định của mình;

– Gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng phân cấp Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về quyết định của mình và định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện

– Gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên giao Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.

Đối với ngân sách cấp huyện, thành phố: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo thẩm quyền quyết định việc phân cấp mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ… thuộc ngân sách cấp mình. Về hạn mức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi thực hiện theo Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành.

Sở Tài chính theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên… theo quy định; định kỳ tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo triển khai kịp thời.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị lập hồ sơ gửi Sở Tài chính qua Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Sở Tài chính kiểm tra, chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở; hoặc liên thông trình UBND thành phố phê duyệt đối với những hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố và nhận kết quả (văn bản phê duyệt của UBND thành phố) tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Văn phòng UBND thành phố. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài chính trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Thẩm quyền thẩm định dự toán mua sắm thường xuyên

Tóm tắt câu hỏi:

Trong Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 có nội dung thay đổi như sau; Nghị định 59: mục d khoản 3 Điều 10 như sau: Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chức thẩm định dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng. Nghị định 42 sửa đổi như sau; Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có) và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014, tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì thẩm định dự án có nội dung chủ yếu về mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng có cấu phần xây dựng gồm các hạng mục công trình, công việc không quyết định đến mục tiêu đầu tư, an toàn trong vận hành, sử dụng và có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 05 tỷ đồng; Hiện Công ty tôi đang lập dự án mua sắm đồng hồ nước có giá trị hơn 05 tỷ đồng trong đó không có phần xây dựng; nhưng phòng kỹ thuật được Giám đốc phân công thẩm định dự án không đồng ý thẩm đinh với lý do là tổng mức đầu tư trên 05 tỷ đồng phải trình lên Sở chuyên ngành thẩm định. Xin hỏi như vậy có đúng không và xin hướng dẫn để Công ty tôi thực hiện đúng với quy định hiện hành. Xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công tyLUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công tyLUẬT DƯƠNG GIAxin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Căn cứ pháp lý

+ Nghị định 59/2015/NĐ-CP

+ Nghị định 42/2017/NĐ-CP

+ Thông tư 58/2016/TT-BTC

+ Công văn 9176/BTC-HCSN

2. Giải quyết vấn đề

Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với những hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng. Công ty bạn hiện đang có dự toán mua sắm, không có hoạt động xây dựng, như vậy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Nghị định 42/2017/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 3, Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC:

“Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá100 triệu đồng trong phạm vidựtoán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.”

Căn cứ theo Công văn 9176/BTC-HCSN hướng dẫn Thông tư 58/2016/TT-BTC về hoạt động mua sắm tại cơ quan, đơn vị nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động thường xuyên về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ:

– Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị trên 100 triệu đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành.

– Trường hợp thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp chưa được cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho phép quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc đã phân cấp nhưng mức phân cấp thấp hơn 100 triệu đồng thì thủ trưởng đơn vị được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng.

Như vậy, đối với dự toán mua sắm của đơn vị bạn, nếu đã được cơ quan có thẩm quyền phân cấp quyết định đối với dự toán trên 5 tỷ đồng thì thực hiện theo phân cấp hiện hành. Bạn căn cứ vào quyết định phân cấp tại đơn vị, cơ quan để xác định cấp thẩm định dự toán.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: ngoctuan.tdg@gmail.com.
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post
Zalo
Phone