Định giá sai – thất thiệt cho cả bên bán và bên mua
Làm sao để được lòng cả người bán và người mua? Đó là câu hỏi đặt ra cho những người làm nghề thẩm định giá. Vấn đề thương hiệu, định giá các tài sản vô hình, giá trị thương hiệu chính xác cũng là một bước đệm tốt cho một cuộc giao dịch, trao đổi có lợi cho cả bên bán và bên mua.
Theo bà Nguyễn Thanh Hương, cán bộ Kiểm soát tài chính Tập đoàn Gia Phát Securites, xác định giá trị một DN là câu chuyện cân não giữa một bên luôn muốn mua được giá rẻ và một bên luôn muốn bán giá hời nhất. Nếu định giá không khéo và không chính xác sẽ dẫn tới tình trạng bên bán lừa bên mua và cuộc “hôn phối” giữa hai doanh nghiệp khó đi tới kết quả thành công. Trước đây, các DN chủ yếu quan tâm tới tài sản hữu hình, nhưng giá trị tài sản vô hình cũng rất lớn như sáng chế, thương hiệu, nhân lực và thị phần của DN.
Cuộc giao dịch có lợi cho cả bên bán và bên mua
Câu chuyện thương hiệu đáng suy ngẩm
Một nghiên cứu của J.P.Morgan đã chỉ ra rằng, thương hiệu chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp, thậm chí với các thương hiệu lớn như Mc Donalds, Coca Cola và Nokia, thương hiệu luôn chiếm trên 50% giá tri DN.
Đây là lý do khiến việc định giá thương hiệu trở thành khâu thiết yếu trong quá trình định giá một DN. Nhưng để đánh giá chính xác được giá trị thương hiệu lại không hề đơn giản. Một cách tương đối nhất, theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, giá trị thương hiệu được xác định bằng sự đo đếm dựa trên số năm tuổi của thương hiệu, mức độ chi phí bỏ ra đầu tư cho thương hiệu cũng như căn cứ trên mức lợi nhuận cũng như doanh số hàng năm. Có hai phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến là phương pháp nhóm thu nhập dòng tiền chiết khấu (dựa trên dòng tiền thu được trong tương lai, bao gồm cả giá trị vô hình của DN) và phương pháp tính chỉ số P/E.
Một mức giá hợp lý nhất là mức giá người bán chấp nhận được, và người mua sẽ được hưởng lợi ích lớn hơn nhiều lần giá trị bỏ ra. Câu chuyện Unilever hay Colgate mua lại các thương hiệu P/S hay Dạ Lan của Việt Nam là minh chứng cho điều này, Unilever đã bỏ ra 5 triệu USD để mua lại P/S, Colgate bỏ ra 3 triệu USD cho Dạ Lan, đáng nói là thời điểm ấy, hai thương hiệu trên đều chưa có tiếng tăm gì trên khu vực cũng như thế giới. Song cuộc mua lại thành công đã đẩy giá trị của P/S hay Dạ Lan lên rất nhiều lần về sau này. Được biết, cả Unilever lẫn Colgate đã phải thuê các nhà tư vấn định giá thương hiệu quốc tế có uy tín để xác định giá trị thương hiệu hai DN trên.
Song không phải thương vụ M&A nào cũng xuôi chèo mát mái như thế. Theo chia sẻ của một công ty chuyên tư vấn M&A, thông thường các DN bán luôn đẩy mức giá thương hiệu “lên trên trời” trong khi thực tế không phải như vậy. Bởi thế, để cân đối được lợi ích, không chỉ đưa ra mức giá hợp lý, mà công ty tư vấn trung gian phải đưa ra những thuyết phục làm vừa lòng cả hai bên.
Khó định giá khách quan 100%?
“Định giá theo lý thuyết là khách quan, nhưng thực tế rất khó 100% khách quan, ngay cả các tổ chức tên tuổi như Standard & Poor cũng từng bị chỉ trích vì đánh giá nhiều DN quá cao, đẩy giá trị chứng khoán của DN ấy lên quá giá trị thực của DN”, ông Nguyễn Trí Thanh, Giám đốc điều hành Công ty Vietnam M&A Network cho hay.
Một thực tế đặt ra với DN Việt Nam là tính thiếu minh bạch trong các con số kế toán và thống kê, bởi một DN thường có tới 2, 3 loại giấy tờ khác nhau. Đây sẽ là trở ngại lớn với các DN nước ngoài có ý định mua lại một DN trong nước, nhưng dường như không “nhằm nhò” gì với các DN trong nước có ý định mua bán hay sáp nhập với nhau. Sở dĩ có điều này bởi theo một chuyên gia, tính thoả hiệp của các DN Việt Nam rất cao.
Theo chia sẻ của giới trong nghề, không phải bất cứ thương vụ M&A trong nước nào cũng cần tới định giá được chứng thực bằng pháp luật, đôi khi chỉ là những hợp đồng miệng hai bên cùng xác định một mức giá tương đối nhất. “Thị trường nếu chỉ bên bán chăm chăm lừa bên mua, hoặc bên trung gian lừa bên bán rồi ôm tiền chạy như những gì đã diễn ra trên thị trường OTC cách đây 2, 3 năm thì khó có thể tồn tại lâu dài”, một chuyên gia nhìn nhận. Để có một thị trường phát triển bền vững, những luật sư, chuyên gia thẩm định phải vì lợi ích các bên để xây dựng một thị trường minh bạch.
“Xác định giá trị một DN là câu chuyện cân não giữa một bên luôn muốn mua được giá rẻ và một bên luôn muốn bán với mức giá hời nhất. Nếu định giá không khéo và không chính xác sẽ dẫn tới tình trạng bên bán lừa bên mua và cuộc “hôn phối” giữa hai DN khó đi tới thành công”.
Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn
Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học