Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản

Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản

Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản? Quy định về thẩm định giá?

Có thể thấy thẩm định giá góp phần làm minh bạch thị trường thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của thị trường. Đồng thời có vai trò đối với xác định giá trị tài sản của nhiều đối tượng, nhiều mục đích khác nhau. Việc thẩm định giá đúng giá trị tài sản giúp cho các hoạt động kinh tế trở nên hiệu quả và mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản?

1. Quy trình, trình tự thủ tục thẩm định giá tài sản

Quy trình thẩm định giá căn cứ theo Thông tư 28/2015/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, 06 và 07 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Xác định tổng quát về tài sản thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc giá trị phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá, bao gồm:

+ Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá

+ Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá

+ Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.

+ Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá.

+ Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

+ Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

+ Nội dung kế hoạch bao gồm:

– Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.

– Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.

– Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.

– Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.

– Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

– Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.

– Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

2. Quy định về thẩm định giá

Theo quy định tại Khoản 15, Điều 4, Luật Giá 2012 quy định: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.”

Theo định nghĩa thì nội dung của thẩm định giá được xác định rõ là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản, đồng thời cũng phải nêu rõ thời điểm, căn cứ của thẩm định giá,…mặt khác điều luật này còn  chỉ rõ việc xác định giá trị của các loại tài sản được quy về  giá trị chuẩn mực là tiền, điều này góp phần đảm bảo hoạt động thẩm định gia được thống nhất.

Qua điều luật ta có thể hiểu đơn giản rằng thẩm định giá quá trình xác định giá trị thị trường của tài sản, là việc đánh giá, đánh giá lại giá trị tài sản theo giá thị trường tại một thời điểm, địa điểm và theo một chuẩn nhất định. Thẩm định giá có chung một số yếu tố như: Sự ước tính giá trị hiện tại, tính bằng tiền tệ; về đối tượng là tài sản, bất động sản hoặc các quyền sở hữu đối với tài sản , bất động sản; theo yêu cầu, mục đích nhất định tại địa điểm, thời điểm, thời gian cụ thể; thẩm định dựa trên cơ sở sử dụng các dữ liệu, các yếu tố của thị trường, … để đưa ra kết luận về giá.

Do vậy chúng ta có thể hiểu: Thẩm định giá tài sản là hoạt động do các cơ tổ chức có chức năng thẩm định giá tiến hành xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, đảm bảo phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định dựa theo tiêu chuẩn thẩm định giá, nhằm để phục vụ cho những mục đích khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội.

Đặc điểm của thẩm định giá:

Thứ nhất, chủ thể của thẩm định giá là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chắc năng thẩm định giá. Có nghĩa là chủ thể phải được công nhận có chức năng thẩm định giá mới được hoạt động thẩm định giá, nếu không có chức năng thì kết quả thẩm định giá không có giá trị về mặt pháp lý.. Suy ra chỉ có những chủ thể được quy định mới được tham gia thẩm định giá và buộc phải có chức năng thẩm định giá thì kết quả thẩm định giá mới có giá trị về mặt pháp lý.

Thứ hai nội dung của hoạt động thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của tài sản. Như đã nói ở trên nếu đánh giá là ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách chủ quan áp đặt nhằm đưa hàng hóa vào lưu thông trong nền kinh tế thị thẩm định  giá lại là xác định giá trị của hàng hóa đó với nội dung là đánh giá hoặc đánh ga lại giá trị hàng hóa phù hợp với thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Việc xác định giá trị là hoạt động rất khách quan độc lập thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn về thẩm định giá. Tài sản xuất hiện trên thị trưởng với rất nhiều đặc tính khác nhau và việc xác định đúng giá trị bằng tiền với đặc tính kỹ thuật được yêu cầu đổi hỏi chủ thể thẩm định giá phải hiểu và nắm bắt đúng thị trường.

Thứ ba, đối tượng của thẩm định giá là tài sản. Tài sản là một khái niệm rất chung chỉ những vật, quyền thuộc sở hữu của một cá nhân, tổ chức nào đó. Như vây , tài sản ở đây có anh nghĩa nhấn mạnh quyền sở hữu hơn là việc xác định nó là cái gì. Tuy nhiên, trên thực tế thẩm định giá có thể xác định đối tượng được hưởng đến chủ yếu là động sản bất động sản, doanh nghiệp, như vậy, những gì có thể được định giá thành tiền đều có thể là đối tượng của thẩm định giá.

Thứ tư, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá gồm đa điểm , thời điểm , mục đích tiêu chuẩn thẩm định giá  Từ khi Đảng và nhà nước có chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thi khái niệm giá thị trường đã bắt đầu  không còn xa lại với chúng ta. Thẩm định giá ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá trị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu  của người mua  giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay cạnh tranh giữa các điểm nhà cung cấp.

Sự tác động của mục đích thẩm định giá không giống với thời điểm và địa điểm nhận điểm do tác động không phải trực tiếp nh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan tổ chức. Nếu như với mục đch thẩm định của khách hàng chỉ là mua sắm tài sản thì giá trị thẩm định phải là mức gi trần trong hồ sơ mua sắm của khách hing tức là ở mức giá thẩm định đó, người mua đã có thể đạt được mục đích mua sắm tài sản của mình Còn nếu như là mục đích thanh lý tài sản thì giá trị thẩm định phải là giá trị có lợi nhất cho khách hảng để họ thu lại được tối đa phần giá trị còn lại của tài sản.

Do vậy, sự ảnh hưởng từ yếu tố mục đích thẩm định là hướng đến yếu tố quyển lợi khách hàng. Song song với đó, hoạt động thẩm ảnh giá cũng chịu sự chi phối bởi các tiêu chuẩn thẩm định giá, thẩm định viên buộc phải tuân theo một trong những tiêu chuẩn thẩm định giá đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành và lấy đó làm cơ sở lý giải cho kết quả thẩm định giá của mình không có bất cứ một quá trình thẩm ảnh nào nằm ngoài các tiêu chuẩn được quy định khi áp dụng vào hoạt động thẩm định giá.

Vai trò của thẩm định giá:

Thứ nhất, thẩm định gi góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công. Hiện nay, vấn đề đảm bảo tính minh bạch trong việc mua sắm tài sản công cũng như xác định giá trị doanh nghiệp có vốn nhà nước đang trở nên rất cần thiết và mang lại hiệu quả. Hoạt động thẩm định giá đã góp phần quan trọng là một cơ sở tin cậy cũng như một kênh tham khảo giá đảm bảo nhằm giúp cơ quan nhà nước tiếp cận sát hơn với giá trị tài sản. Dựa trên những đặc điểm của thẩm định và chúng ta thấy được hoạt động thẩm định giá là một quá trình với nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giả nhưng đều được quản lý và giới hạn trong những tiêu chuẩn nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, thẩm định giá làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong trách nhiệm xác định giá trị tài sản của khách hàng có thể trên thực tế, việc xác định giải trị tài sản không phải quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp bản thân khách hàng tự định giá giá trị của tài sản minh sở hữu sẽ không đảm bảo về tính minh bạch và đúng đắn không có tính pháp lý đối với bên thứ ba. Cho nên cơ quan, tổ chức thẩm định giá tham gia thẩm định giá tài sản được xem như một bên chi thi thứ ba khách quan có chức năng thẩm định chính xác giá trị tài sản giảm gánh nặng của những cá nhân, tổ chức có tài sản tự định giá trong các trường hợp sai sót về quy trình hoặc đưa ra kết quả thẩm định giá không chính xác .

Thứ ba, thẩm định giá đã trở thành một phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp xảc định giá trị tài sản. Trong trường hợp này, thẩm định giá tham gia như một phương thức độc lập và có tính công bằng chính xác giữa các tổ chức có vấn đề trong việc tranh chấp giá trị tài sản ở đây, vai trò này chủ yếu hưởng đến đối tượng giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhẩm dàng hóa lợi ích của các bên trong việc xác định tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post

Ngọc Tuân

- Tư vấn lĩnh vực thẩm định giá và công chứng - 0909399961

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *