Ứng dụng bát quái trận đồ trong việc đặt mộ phần

Ứng dụng bát quái trận đồ trong việc đặt mộ phần


PHẦN 1 : SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .

  Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.

Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.

NHÂN THỂ LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ.
Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi “Tàng Phong tụ Thủy “,là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.
Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.Do vậy,các Phong thủy sư phải rèn luyện Đạo thuật,nhằm khai mở Tâm năng,khiếu Cảm xạ,Thấu thị là chính yếu,còn tri thức kinh nghiệm của các bậc Tiền nhân là căn bản cho sự nhận định và luận chứng Huyệt mạch Phong thủy mà thôi,chứ việc Tầm Long ,trích Huyệt rất phức tạp và đa dạng.
Tâm năng của con người gần như bất tận nếu biết rèn luyện,khai thác đúng mức những khả năng để khám phá Đại Vũ trụ như:
-Cảm xạ các giao động mạch Khí.Tìm nguồn nước.
-Thần giao cách cảm.Tương tác giữa người này và người kia.
-Sử dụng tâm năng Tiên đoán,thấu thị.
-Hóa giải theo ý muốn.
-Biết được Thiên vận,Địa thế,Nhân cơ,các nguồn thông tin,dữ liệu từ Vũ trụ.
-Sử dụng Tâm năng trong Y học trị liệu,giải phẫu…
-Trị liệu bằng Trường Sinh học.
Ngày xưa ở Trung quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong thủy căn cứ vào 4 yếu tố :
HÌNH -LÝ-KHÍ- SỐ.
1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..
2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy -Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :
a/Trời chưởng quản Địa,Nhân.
b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.
c/Vận mạng ,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do vậy người xưa có câu :”Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ “.

3/SỐ :Là những tượng số của Dịch lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).
4/HÌNH :Là hình thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến mạch khí.
Ngoài 5 thành tố Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển lên mãi.
Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào
HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.

PHONG THỦY.
Phong : Là Gió.
Thủy :Là nước.
Hỏa :Là Lửa.
Là tinh túy của Đất,sự lưu chuyển của ba thành phần này nhờ vào Khí.Địa vận có sự dịch chuyển để sinh hóa thì Thiên vận tùy theo nó.Thiên vận có sự biến đổi thì Địa khí tương ứng với nó.Thiên khí vận động ở trên thì Nhân khí tương ứng với nó;Nhân vận động ở dưới thì ở trên Thiên khí sẽ ứng theo.Như vậy chúng ta thấy rằng Tam tài
THIÊN ĐỊA NHÂN đều có liên quan lẫn nhau.Hoàng Thạch Công nói :Một Âm,một Dương là Đạo (Nhất âm nhất dương chi vi Đạo ).Một tĩnh ,một động là Khí,một Vãng một Lai là Vận.Hà đồ -Lạc thư hợp thành số lẻ;”Cơ “là Tịnh Dương hay thuần Dương,số chẵn là Ngẫu thì Tịnh Âm hay Thuần âm.
Sách “
CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ “của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :”Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :”Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa”.
Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.

TÍCH ĐỨC HÀNH THIỆN LẬP ÂM CHẤT.
Sách có câu :”Tiên tu nhân lập âm chất,nhi hậu tầm Long “.
Người người đều muốn có được một Địa trạch tốt tươi,nhằm thăng hoa cuộc sống vật chất đầy đủ,công danh hiển hách,vợ đẹp con ngoan,Gia đình hạnh phúc.Sách
THÔI QUAN THIÊN viết :”Trong nhà có người đức hạnh cao thượng thì đất đá trên núi gần đó nhất định có Linh khí “.Qua câu nói trên tức là con người làm chủ Linh khí vạn vật do phần Tâm khícủa chính mình.Các Phong Thủy Sư không hiểu điều này thì dủ có Trích Huyệt Tầm Long được Bảo địa cũng chẳng linh nghiệm.
Những việc Tầm Long Địa Huyệt còn phải hội thêm phần cảm ứng tức là Thiên Đạo (Đạo Trời );sự ứng nghiệm của việc hành thiện lập âm chất,tạo nhân quả tốt.Tục ngữ có câu :”
Âm địa tốt không bằng Tâm địa tốt “.Do vậy,tìm kiếm chọn lọc được Địa mạch Huyệt vị,Phong Thủy Sư phải tích đức hành thiện làm căn bản.Nếu kẻ nào có phẩm chất cao thượng,thì ắt Thiên cơ sẽ ứng,Địa cơ theo đó mà tăng thêm sự tốt lành cho con cháu đời sau hưởng Phúc.Bởi Tâm địa thiện lương thì tương ứng với Địa mạch cát lợi ,vận Trời ứng cho,chứ chẳng phải chủ quan tâm về hình thức mà quên đi nội dung,cứ tưởng rằng tầm được Long huyệt rồi,con cháu đời sau sẽ được hưởng Phúc,cái gốc chúng ta chẳng lo mà lại đi lo cái ngọn,rõ là ta chẳng biết gì cả.Nếu như các Phong Thủy Sư họ tài giỏi như thế thì ắt họ phải giành những huyệt Đế vương,Công Hầu,Khanh tướng cho con cháu họ,chứ dại gì mà họ chỉ cho ai ?
Ví như Phong Thủy Sư Cao Biền thời Thịnh Đường được Vua cử làm An nam Tiết độ sứ đô hộ nước ta,thấy đất Giao châu kết huyệt Đế Vương rất nhiều nên sai người đắp thành Đại La trên mạch kết của Can Long,sau đó xưng Vương.Cao Biền còn sợ Tú khí Địa linh của nước Việt chúng ta,nên thường cưỡi diều giấy bay khắp nơi yểm Long mạch không cho kết phát ,làm hư hại rất nhiều Long mạch.Nhưng ý người muốn sao bằng Thiên vận (Ý Trời ).Ít lâu sau Cao Biền bị triệu hồi,phải bỏ thành Đại La.Đất Việt là Địa Linh thì tất phải có Nhân kiệt,nối tiếp người xưa đứng lên đánh đuổi ngoại xâm,giành chiến thắng cho dân tộc.
HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ là một nguyên tắc học thuật mà các nhà Nho,Đạo xem đó là căn bản.Do vậy mà họ lấy Tâm làm gốc và đó cũng chính là nội dung của Khí.Khí là hình thức mà cũng chính là sự cảm ứng của Tâm.Trời là Lý mà Lý tự nhiên thì :”Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa…”(Trời chẳng nói gì nhưng sanh hóa hết Vũ trụ),luôn cảm ứng cùng Tâm khí con người.Quách Phác nói :”Cát hung cùng cảm ứng lẫn nhau,họa phúc cũng tự nhiên theo Tâm khí chiêu cảm mà đến “.
Khi táng di hài Tổ tiên,chắc người ta phải chọn Địa huyệt thật tốt mà an táng,song song với việc trên ,người tại tiền phải nỗ lực tu dưỡng thân,tâm cầu lấy gốc rễ của Đạo.Nếu chỉ chú trọng quan sát hình thể Địa huyệt,sẽ cho kết quả trái ngược,làm tổn hại đến con cháu đời sau.
Nếu như có Nhân,tất phải có Quả;nhưng Nhân -Quả thiện ác tùy vào Tâm khi chiêu lấy họa phúc.Cũng như ngày xưa có người chết được Thiên táng hay Địa táng một cách ngẫu nhiên,con cháu sau này phát Đế Vương,Công hầu.Trường hợp như thân Phụ của ông NGUYỄN KIM (Cao tổ của nhà NGUYỄN GIA LONG ),Âm phần phát được 9 đời Chúa và 9 đời Vua…vv.Đó là phần Âm chất đã tích lũy từ nhiều đời nên chiêu tập được Nhân -Quả,được Trời -Đất cho hưởng Phúc,đâu phải tầm Long trích Huyệt mới được.
Triệu Quang viết cuốn :”
PHONG THỦY TUYỂN TRẠCH TỰ “,có nói rằng :”Vô phước cho ai không có nhân duyên mà được Huyệt tốt “.Dẫu cái tốt,xấu của Phong thủy Huyệt mộ ảnh hưởng đến cát hung,nhưng Âm đức của con người có thể cải biến được Vận -Mạng.Đến như các bậc Tiền bối Phong thủy như Cao Biền,Quách Phác tài giỏi kinh Thiên động Địa ,nhưng khi gặp Huyệt Đế Vương cũng không dám dành cho mình,bời biết đạt Địa lợi,nhưng Thiên thời và Nhân hội còn khuyết,không dám nghỉ bàn.Tóm lại việc “TIÊN TÍCH ĐỨC,NHI HẬU TẦM LONG ” của người xưa dạy quả không sai.
  PHẦN TẦM LONG -CẮM HUYỆT :
Phong Thủy Sư quan sát Thiên văn,xem tinh tú trên trời.Sao Tử vi ở phương Bắc;Sao Thiên thị ở phương Đông;Sao Thiếu vi ở phương Nam;Sao Thái vi ở phương Tây,nhìn địa đại tìm Huyệt Long mạch trong tám phương.Lấy tứ chánh vị Càn -Khôn -Ly -Khảm làm dương Long,và bốn cung Chấn -Tốn -Đoài -Cấn làm âm Long (Tiên Thiên ).Một ngọn núi nhô lên đơn độc gần một ngôi làng nào đó,thấy cảnh vật xung quanh xinh đẹp,trên núi xuất hiện nhiều kỳ hoa ,dị thảo thì phải biết đó là Long,phải biết phân biệt  đầu ,đuôi,Can,Chi,Triền,Giáp,Hộ vệ sơn chạy đến đâu.Đối chiếu xem vì sao nào chủ chiếu cuộc đất này,xem cục thế lớn,nhỏ,tốt xấu.Sau cùng quan sát xem tính tình,ăn ở của dân địa phương nơi đây thì ta mới nhận biết được đó là Chân Long hay giả Long.
Kinh Thư có viết :”Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành…Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta “.Tóm lại thuật Sư Phong thủy phải tiến hành tính toán,nhìn thấy những điểm then chốt thỉ việc tầm Long mạch ắt phải sáng tỏ.
MINH SƠN BẢO GIÁM chia Long ra làm 12 loại :SINH LONG,PHÚC LONG,ỨNG LONG,ẤP LONG,UỔNG LONG,SÁT LONG,QUỶ LONG,KIẾP LONG,DU LONG,BỆNH LONG,TUYỆT LONG,TỬ LONG.Các tên này nhằm chỉ vào sự tán tụ của chân Khí mà gọi.SINH LONG,PHÚC LONG,ỨNG LONG,ẤP LONG là bốn loại Chân Khí hội tụ,còn tám loại Long kia là tán Chân Khí;hình thể của Long ngắn,gấp khúc ít lần đi lên,xuống hoặc đi lên mà không đi xuống,xuống mà không lên,cho nên nó làm cho mạch Khí thế đi xuống.Còn tụ Chân Khí thì trải dài ,lên xuống theo hình thể nhiều lần.
Tổ tông sơn là nơi xuất phát Long mạch,theo đường hướng mà đi xuống,đoạn ẩn ,doạn hiện hay mọc thêm chân tay nhập thủ đoan chính thì gọi đó là SINH LONG.
Loại có thêm hoành án hai bên như có cánh dơi thì gọi là PHÚC LONG.
Loại Mạch này mà không có Hoành án mà chạy hai bên,ôm vòng trở lại thì gọi là ỨNG LONG.
Long mạch ôm vòng trở lại nhiều lần,khí trùng điệp,hình dáng giao đầu lẫn nhau gọi là ẤP LONG.
Long mạch hình thế hiểm ác,gấp rút,trùng điệp,nhưng không đối xứng chỉnh tề gọi là UỔNG LONG.
Loại này mà trái phải nhô lên cạnh nhọn gọi là SÁT LONG.
Loại phân chi,chia cắt mạch gọi là QUỶ LONG.
Loại chia nhiều tay gọi là KIẾP LONG.
Loại mà Khí lưu ly,tán loạn khắp nơi gọi là DU LONG.
Mạch Khí không lên,xuống,không chuyển động gọi là BỆNH LONG.
Mạch không phát tán hay tụ khí gọi là TỬ LONG.
Mạch nằm riêng biệt không hộ,giáp,triền và không có Khí lực gọi là TUYỆT LONG.
Các Long mạch ứng chuyển thuận khí theo
THIÊN -ÐỊA -NHÂN thì tác động cho những âm phần táng trong cuộc đất như :
SINH LONG thì con cháu ðược hưởng Phúc ,Thọ.PHÚC LONG thì con cháu Phú quý.ỨNG LONG thì con cháu giầu có,hiếu thuận.ẤP LONG thì con cháu Lễ ðộ ,nhường nhịn,thuận hòa.
SÁT LONG và KIẾP LONG thì con cháu bị tai họa,chết chóc.QUỶ LONG và BỆNH LONG thì con cháu bị bệnh tật,không an cư,nghèo khổ.DU LONG thì con cháu hoang đàng,dâm loạn.TỬ LONG và TUYỆT LONG thì con cháu bị tử thương,tuyệt tự,không có người nối dõi Tông đường.
12 Long mạch có Linh khí ứng chuyển cát hung cho các âm phần,quan hệ đến người còn tại tiền,nên vì thế khi mai táng cho người chết,không thể không lựa chọn đất cắm Huyệt.
Ngoài ra còn những thế đất của Tứ Linh và có 5 thế núi căn cứ vào hình dáng,tư thế mà chia ra làm 9 RỒNG :
1/XUẤT DƯƠNG LONG.
2/SINH LONG.
3/GIÁNG LONG.
4/PHI LONG.
5/HỒI LONG.
6/NGỌA LONG.
7/ẨN LONG.
8/ÐẰNG LONG.
9/LĨNH QUẦN LONG.
Theo
ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :”Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán.
Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy.”

 Như vậy chúng ta thấy rằng , việc đầu tiên của một nhà Địa lý – Phong Thủy là phải ” cân ” được Phúc đức của Gia chủ mà hãy chọn Địa Huyệt cho tương xứng . Nói nôm na là nếu Phúc đức của dòng họ người ta mới như nguồn điện 110 v thì phải đặt vào Địa Huyệt có tầm cỡ 110v , nếu Thày tham hoặc thân chủ tham , chọn Địa Huyệt có năng lượng 220 v , thì lợi thành gia hại , có khi là tuyệt diệt cả dòng họ người ta . Thày thuốc lỡ tay khi mổ bất quá chỉ thiệt hại một mạng người . Thày Địa Lý vì chủ quan hay sơ xuất , thậm chí làm hại cả họ nhà người ta . Do vậy , cả Thày và Gia chủ phải hết sức cẩn thận từng ly từng lý , phải soi cho rõ ngọn nguồn hãy bắt tay vàp Phân Kim , Cắm Huyệt .
 SƠ LƯỢC VỀ TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI .
 Trong các cuộc chiến tranh ngày xưa , người ta rất chú trọng đến việc lập trận . Kể từ những cuộc chiến của thời Tam quốc với những cách Trận đồ Bát quái của Khổng minh Gia cát lượng đến những trận đồ của phương Tây như trong trận OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực hiện Trận pháp là hoàn toàn có thật và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận pháp là một môn nghiên cứu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay . Tại Việt nam chúng ta cũng có cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Trong lời tựa của Trần Khánh Dư :
” Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là “trần”, là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). ”

Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
” Sau này, con cháu và bồi thần của ta, ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. “
Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ của ĐỖ PHỦ ca ngợi Khổng minh như sau :

 Bát trận đồ

Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô

Dịch Nghĩa:

Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba
Nổi danh trận đồ Bát quái
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển
Để lại hận đă thất kế thôn tính Ngô

Dịch Thơ:

Bát Trận Đồ

Vơ công trùm lợp thời Tam Quốc
Danh tiếng làm nên Bát trận đồ
Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy
Hận còn để măi lỡ thôn Ngô

Bản dịch của Trần Trọng San

Tam phân quốc công cao tột bực
Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời
Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô

Bản dịch của Trần Trọng Kim

Chú thích:
-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được nhạc phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được
-Tam phân quốc: Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba, Thục Ngô Ngụy
-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về tay Lục Tốn.

 
Các sách cổ của Trung quốc cũng có rất nhiều tác phẩm viết về cách lập trận như các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ , THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ , QUA KÍP ĐÀN BINH …
Trong các loại hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận đồ với nhiều mục đích khác nhau
: BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ , PHƯƠNG TRẬN ĐỒ , TRỰC TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ …..
 SỬ DỤNG TẬN ĐỒ BÁT QUÁI VÀO TRẤN YỂM VÀ ĐẶT MỘ PHẦN .
 Người ta có thể dùng TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vào việc TRẤN YỂM một khu đất hay địa huyệt nào đó với hai mục đích ngược nhau : Làm cho khu vực đó tốt lên hay là triệt phá Long mạch của vùng đất hay Địa Huyệt đó . Đó là hai chiều tương sinh và tương khắc của Ngũ hành – Âm , Dương .
 Việc xây dựng một TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI vì mục đích gì đi chăng nữa , người Chủ trận phải hiểu tường tận cách bố trí Trận pháp . Ngoài việc xác định rõ vị trí của Huyệt kết ở đâu , hướng của Long Nhập thủ như thế nào trong 72 Long Thấu Địa , Thiên Môn – Địa hộ ở đâu , Tính chất Âm – Dương ,Ngũ hành của Khí Huyệt như thế nào , người bố trí Trận đồ phải rất giỏi về Ngũ Tử Khí Long ( Phận biệt các loại Khí Hỏa Khanh , Không hư , Bảo Châu ) , phải thành thạo các thuật Toán an Ngũ Thân , Lộc , Mã , Quý , Tứ cát , Tam Kỳ , Bát Môn , an các Thiên Can , Địa Chi lên Bát Quái Đồ Hỗn Thiên . Những thuật này liên quan mật thiết đến Thuật tính Thái Ất , Độn Giáp .
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRƯỚC KHI QUY TẬP MỘ PHẦN .

1/ KIỂM TRA XEM CÓ MỘ KẾT KHÔNG :


( Một ngôi mộ kết phải phá bỏ khi làm đường LÁNG – HÒA LẠC ) .

Mộ kết là mộ khi đặt vào vùng có trường khí tốt , đã quán Khí ( tức là thu nhận được năng lượng của Địa Huyệt ) . Gia đình có mộ Kết thường là đang làm ăn phát đạt , con cháu học hành , công tác đều tốt . Bản chất của việc kết mộ , hiện chưa có một tài liệu nào nói cho rõ ràng cả , song trong quá trình đi khảo sát hàng trăm ngôi mộ , dienbatn có nhận xét như sau : Thường là do phúc phận của dòng họ tới ngày thịnh phát , nên có thể do chủ định ( Nhờ thày Địa lý đặt mộ ) , hoặc do vô tình ( thường là trường hợp Thiên táng rất bất ngờ ) đặt được vào trúng Long Huyệt ( Hay còn gọi là vùng có năng lượng tập trung ) . Đừng cứ tưởng là chỉ có những Long mạch khổng lồ kết Huyệt mới có mộ kết . Bản thân dienbatn đã chứng kiến nhiều trường hợp chỉ có một con Long nhỏ cũng đủ để kết mộ và gia đình của họ làm ăn rất phát đạt .
Việc phân biệt mộ thường ( có thể bốc hay di dời ) với những ngôi mộ Kết ( Tuyệt đối không được di dời ) , thực ra cũng cần phải hết sức cẩn trọng . Theo nhận xét của dienbatn , thứ nhất là : những ngôi mộ Kết , thường thì đất ngày càng nở ra , làm cho ngôi mộ cứ to dần , nhiều khi to như một cái gò . Mặt khác , cây cối trên và xung quanh ngôi mộ thường là rất xanh tốt ( Đây là biểu hiện của vùng đất có Sinh Khí ) . Thứ hai có thể nhìn nhận một cách trực quan một ngôi mộ Kết là : những viên gạch , nhất là gạch men hay đá ốp vào mộ thường sáng bóng như có chùi dầu . Thông thường , các ngôi mộ , ít chăm sóc lau chùi thường xuyên thường có bám một lớp bụi ( dày hay mỏng do nhà chủ có thường xuyên chăm sóc hay không ) , nhưng tại những ngôi mộ Kết , ta thấy những viên đá hay gạch ốp vào luôn như vừa được chùi rửa sạch sẽ , sáng bóng .
Một cách khác nữa là khi ngồi bên một cái mộ Kết , ta cảm thấy như có một luồng hơi ấm áp , tràn đầy Sinh lực thấm vào người , làm cho ta cảm thấy cực kỳ thoải mái , dễ chịu .
Để có thể xác định được mộ có Kết hay không , ngoài những nhận xét về tình trạng bên ngoài như trên , ta còn cần phải nhờ các thày Địa lý có kinh nghiệm hoặc nhờ các nhà Ngoại Cảm xem xét giúp .
Có nhiều dạng kết mộ , thông thường là kết từ đầu tới chân hay từ ngực kết ra xung quanh . dienbatn chưa thấy có hiện tượng nào kết từ chân lên cả . Về hình dạng của sợi kết , có thể là các dạng giống như những dây tơ hồng bám vào xương , hay giống như mạng nhện bao phủ bộ xương , một loại khác nữa là giống như những sợi thủy tinh trắng giăng đầy quan tài . Mộ kết tốt nhất là các sợi tơ có màu đỏ như chu sa , sau đó là màu vàng và cuối cùng là màu trắng hay xám .

Một số ngôi mộ Kết :

 Reduced: 88% of original size [ 726 x 545 ] – Click to view full image

 Reduced: 88% of original size [ 726 x 545 ] – Click to view full image

Việc một ngôi mộ đang Kết mà vô tình bốc lên , có thể xảy ra vô vàn tai họa , nặng thì chết người , nhẹ thì đau ốm , làm ăn lụn bại , con cháu mất đoàn kết , hư hỏng , trong nhà xảy ra nhiều chuyện quái dị . Mong rằng , mọi người đừng xem nhẹ việc này .
2/ KIỂM TRA NGÀY BỐC VÀ DI DỜI MỘ .[b] A/ Trước hết cần lưu ý trong việc chọn ngày : Theo lịch Âm , tháng đủ có 30 ngày , tháng thiếu có 29 ngày . Tuy lịch xếp là vậy , xong , trong việc chọn ngày không phải cứ giở lịch ra thấy ngày 29 hoặc 30 đã là hết tháng . Ta cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hay chỗ nào hòa trực ( Tức là hai trực giống nhau nằm kề ngày nhau ) , lúc đó mới sang tháng khác . Bởi vậy , nhiều khi đã leo qua tháng mới theo lịch 5-7 ngày mà vẫn phải tính theo tháng cũ . Nên để ý là đầu tiết bao giờ cũng đi liền 2 trực giống nhau , một trực là ngày cuối tháng , một trực là ngày đầu tháng . 12 trực KIẾN – TRỪ – MÃN – BÌNH – ĐỊNH – CHẤP – PHÁ – NGUY – THÀNH – THÂU – KHAI – BẾ , mỗi ngày là một trực . Các trực tốt nên sử dụng như sau :

· Tröïc Thaønh, tröïc Maõn ña Phuù quyù .

· Tröïc Khai , tröïc Thaâu hoïa voâ öông ( Hoïa khoâng tôùi ) .

· Tröïc Bình , tröïc Ñònh höng nhaân khaåu .

B/ Một lưu ý nữa là khi coi ngày : Coi đám cưới phải theo tuổi chú rể ; Coi làm nhà phải coi theo tuổi người chồng , vợ hay cô dâu là phụ thuộc nên không bị ảnh hưởng gì ; Coi ngày giờ tẩm liệm , chôn cất , bốc mộ thì phải coi theo tuổi của người chết .

C/ Tuổi và ngày nên chọn theo Tam hợp , Lục hợp , Chi đức hợp , Tứ kiểm hợp . Tránh các ngày Lục xung , Lục Hình , Lục hại . Về Ngũ hành nên chọn ngày tương sinh hay tỷ hòa , tránh chọn ngày tương khắc .

D/ Tùy theo tháng mà khi bốc hay di dời mộ , cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang , trùng phục , Tam tang , Thọ tử Sát chủ , Nguyệt phá , Thiên tặc Hà khôi …

Thông thường , khi bốc hay di dời mộ , người ta tránh làm vào các tháng hè nóng nực mà thường chọn vào các tiết từ cuối thu ( Thu phân – Hàn lộ ..) cho tới trước tiết Đông Chí . Sau đó qua năm thường chọn từ Kinh chập , Xuân phân tới tiết Thanh Minh .

E/ MỘT SỐ NGÀY CẦN QUAN TÂM :
1/ NGÀY ÁC SÁT: Các ngày Giáp , Canh Tý – Giáp Tuất – Quý Mùi – Mậu Thìn – Ất Hợi – Mậu Dần . Không kể tháng nếu gặp các ngày này là Ác Sát .
2/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI : Giáp , Canh Thìn – Ất , Tân Tỵ – Bính , Nhâm Thân – Đinh Dậu – Mậu Tuất – Kỷ Sửu , Hợi .
3/ NGÀY BẠCH HỔ ĐẠI SÁT :
Tuần Giáp Tý : Ngày Thìn , Tuất . Tuần Giáp Tuất : Ngày Đinh Sửu . Tuần Giáp Thân : Ngày Bính Tuất . Tuần Giáp Ngọ : Ngày Ất Mùi . Tuần Giáp Thìn : Ngày Quý Sửu . Tuần Giáp Dần : Ngày Nhâm Tuất .
4/GIỜ THIÊN LÔI :
Ngày Giáp , Ất giờ Ngọ . Ngày Bính , Đinh giờ Tuất . Ngày Canh , Tân giờ Sửu . Ngày Nhâm , Quý giờ Mão .
5/ THIÊN SƯ SÁT THEO GIỜ :
Ngày Dần , Thân , Tỵ , Hợi giờ Thìn , giờ Hợi .
Ngày Tý , Ngọ , Mão , Dậu giờ Thìn , Dậu .
Ngày Thìn , Tuất , Sửu , Mùi giờ Thìn , Mùi .
6/ GIỜ KHÔNG VONG :
Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu .
Ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ .
Ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ .
Ngày Đinh Mão giờ Nhâm dần .
Ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu .
7/ GIỜ NHẬP QUAN KIÊNG HỒN NGƯỜI SỐNG :
Ngày Giáp , Ất giờ Mão .
Ngày Bính , Đinh kiêng giờ Sửu .
Ngày Mậu , Kỷ kiêng giờ Hợi .
Ngày Canh , Tân kiêng giờ Sửu .
Ngày Nhâm , Quý kiêng giờ Thìn .
8/ NGÀY SÁT SƯ :
Ngày Giáp Tý , Canh Ngọ : xấu với người nhà .
Ngày Bính Tý , Ất Mùi : Sát người Thày .
Ngày Nhâm Tý : Không lợi cho tất cả .
9/ NGÀY THẬP ÁC ĐẠI BẠI KIÊNG VIỆC HUNG :
– Năm Giáp Kỷ – Tháng 3 – Ngày mậu Tuất .Tháng 7 – Ngày Quý Hợi . Tháng 10 ngày Bính Thân . Tháng 11 ngày Đinh Hợi .
Năm Ất , Canh – Tháng 4 ngày Nhâm Thân . Tháng 9 ngày Ất Tỵ .
Năm Mậu , Quý : Tháng 6 ngày Kỷ Sửu .
Năm Bính , Tân : Tháng 3 ngày Tân Tỵ . Tháng 9 ngày Canh Thìn . Tháng 10 ngày Giáp Thìn .
Năm Đinh , Nhâm không phải kiêng .
10/ GIỜ LIỆM KIÊNG MỘC VÂY QUANH QUAN TÀI :
Ngày Tý giờ Dậu .
Ngày Sửu giờ Ngọ .
Ngày Dần giờ Dần .
Ngày Mão giờ Sửu .
Ngày Thìn giờ Tuất .
Ngày Tỵ giờ Tỵ.
Ngày Ngọ giờ Thìn .
Ngày Mùi giờ Hợi .
Ngày Thân giờ Thân .
Ngày Dậu giờ Mùi .
Ngày Tuất giờ Mão .
Ngày Hợi giờ Tý .
dienbatn đã post cuốn ĐỔNG CÔNG TUYỂN TRẠCH NHẬT YẾU LÃN trong Blog này , các bạn theo sách mà dùng là an tâm không cần phải đi Thày xem ngày .
3/ CÔNG VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRONG NGÀY BỐC HAY DI DỜI MỘ .
[b]Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ) .
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con ….
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương – Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri – Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ) . Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt . Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết , người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót , sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.
Sau khi hoàn tất , người ta đóng nắp tiểu lại .

[b]2/ VÍ DỤ CHỨNG NGHIỆM THỨ NHẤT:

 Reduced: 98% of original size [ 648 x 486 ] – Click to view full image

 Reduced: 98% of original size [ 648 x 486 ] – Click to view full image

 Reduced: 98% of original size [ 648 x 486 ] – Click to view full image

Tại Huyện Đức Thọ có một khu vực khác nữa kết phát Long Huyệt với tình thể rất lớn. Đây là một khu vực ven bờ sông La ( Ở phía ngoài đê chính – Ở ngoài có một con đê phụ ) . Con sông La và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng – Trong đó có khu địa Huyệt . Con sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không muốn đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho toàn khu vực . Tại khu vực này là một vùng có Long khí rất mạnh , nơi phát tích nhiều đời Vua , Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Trở lại vùng Địa Huyệt đang xét , ta nhận thấy đây là một bày Long rất lớn có dạng như một bày Quy ( Rùa ) . Cách bờ sông chừng 500 m là cả một bày Quy có dáng như vừa bò từ dưới sông lên . Tại khu vực Địa Huyệt là một con Quy rất lớn đang đẻ trứng , đầu Quy hướng về phía cung Khôn , đuôi Quy về cung Cấn . Ổ Trứng Quy nằm trong cung Quý . Toàn bộ 4 ngôi mộ Tổ dòng họ Hà được đặt trong ổ trứng này . Chỉ tiếc là tại hướng Chấn – Phía Đông có mấy lò gạch đã đào đất làm gạch rất sâu , phá mất Long mạch tại chi Thứ ( Thường là những vùng có Long mạch , đất kết thành loại đất sét rất tốt cho làm gạch ) . Do vậy Long mạch này chỉ phát được chi Trưởng , làm đến chức Tam công mà chi Thứ lại vẫn yếu hèn . Đằng trước Long Huyệt có những gò đất nổi lên hình cái Trống , cái Bảng , lá cờ. Do vậy mà con cháu những người táng tại khu vực này học rất giỏi và thành tài ở khắp nơi trong và ngoài nước. Khu vực Long Huyệt này nằm tại làng Vĩnh Đại – Xã Đức vinh – Huyện Đức Thọ – Tỉnh HÀ TĨNH . ( Trích trong BÍ MẬT ĐẰNG SAU NHỮNG THÀNH ĐẠT CỦA CON NGƯỜI TẠI MỘT VÙNG QUÊ HÀ TĨNH . )
dienbatn đã về khảo sát và nghiên cứu rất kỹ hình thế tại khu vực này do lời mời của con cháu dòng họ Hà ( Trong đó có anh Hà Thạch – Hiện là Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh ) . Để có thể hóa giải việc những cái Lò gạch phá nát Long mạch tại cung Chấn , làm toàn bộ các chi thứ của dòng họ không phát lên được , không thể dùng phương pháp Hoàn Long như bình thường được . Qua khảo sát , dienbatn biết rằng , trong nghĩa trang còn có mộ của cụ Hà Văn Đô là cụ đời thứ 5 của dòng họ , chưa được xây mộ , hiện tại chỉ có một nấm mộ đất thấp tè . Những người trong họ cho biết tên , năm sinh , năm mất của cụ Hà Văn Đô để dienbatn làm lễ . Trong suốt 3 ngày liền làm lễ , vong hồn của cụ Đô không có một ấn chứng và biểu hiện gì cả . Tức quá , dienbatn điện về hỏi chị Mai tại Thái Bình . Qua điện thoại , chị Mai cho biết là người nhà đã cung cấp sai năm sinh , năm mất của cụ , nên cụ tự ái không về . dienbatn liền nhờ các cụ lớn tuổi trong dòng họ Hà xem lại và quả đúng như chị Mai nói , các số liệu về năm sinh của cụ Đô lần trước là không chính xác . Lần thứ tư làm lễ , thỉnh vong của cụ Đô về là cụ về liền . Lần này cụ còn hăng hái chỉ vẽ cho cách làm , kiểu dáng của mộ cụ như thế nào . Khi dienbatn ngồi tịnh trong Đàn tràng , hình thế mộ của cụ Đô thấy thật rõ nét và cứ như là một hình ảnh 3D vậy . Ngày hôm sau , cứ nguyên mẫu mộ do cụ Đô chỉ , dienbatn vẽ kiểu cho thợ làm . Kết quả là nấm mộ của cụ Hà văn Đô như hình các bạn thấy ở trên . Cũng trong lần làm mộ cụ Đô , dienbatn tiến hành lập BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN , di chuyển cung Chấn về phương vị khác . Kết quả thật khả quan , chỉ 100 ngày sau , các chi thứ đã bắt đầu có những tiến bộ đáng kể trong quan trường . Đây cũng là một kỷ niệm khó quên tại Hà Tĩnh của dienbatn .

dienbatn và anh Hà Thạch – PCT tỉnh Hà Tĩnh ) .

[b]MỘT CHÚT KIẾN THỨC ĐỘN GIÁP TRONG BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN .

( Mến tặng người bạn thời thơ ấu ở phố NHÀ CHUNG – HÀ NỘI .)

 Reduced: 68% of original size [ 930 x 546 ] – Click to view full image

Như dienbatn đã viết ở phần đầu: ” Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc. ”

1/ TRONG HỆ TỌA ĐỘ THỜI GIAN CỦA THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI:
Vạn vật và loài người trên Trái Đất khi vận động và sinh tồn đều phải chịu ảnh hưởng của ba yếu tố Nhật – Nguyệt – Tinh . Đây chính là những năng lượng cực kỳ hùng hậu tác động vào môi trường sống của con người và muôn loài trên [b]TRÁI ĐẤT ( Ở đây ta cần phải mở ngoặc nói rõ là trên Trái Đất chứ chưa phải là trên mọi chiếu không gian khác nhau ) . Vạn vật trên Trái đất chịu sự chi phối , tác động của Nhật – Nguyệt – Tinh theo từng vị trí không gian tức thời , tức là theo từng lát cắt của Thời gian . Theo từng tọa độ tức thời của Thời gian ( hay lát cắt ) , mà mọi vật có những thù hình khác nhau về tính nết , sức khỏe , tuổi thọ , sự thành đạt . .. Trong Tử vi , Bát tự Hà – lạc , Tử Bình , Tứ trụ , người ta đều dựa trên đặc tính , tính chất của Nhật- Nguyệt – Tinh tại từng thời điểm đó mà tính toán vận mệnh của con người .
Từ xưa , các nhà nghiên cứu về Dịch học cho rằng : nếu Thiên can là Ất – thì chu kỳ vận động của nó là Ất kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt Trời ; Nếu Thiên can là Bính – thì chu kỳ vận động của nó là Bính kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của Mặt trăng ; nếu Thiên can là Đinh – thì chu kỳ vận động của nó là Đinh kỳ , tương ứng với sự ảnh hưởng vận động của các Tinh tú . Chu kỳ vận động của Tam Kỳ ( Ất kỳ , Bính kỳ , Đinh kỳ ) và sáu nhóm Thiên can : Mậu , Kỷ , Canh , Tân, Nhâm , Quý phản ánh tác động của Nhật- Nguyệt – Tinh lên vạn vật trên Trái Đất , tạo ra những tính chất cá biệt của số phận vạn vật và con người . Trong Thập thiên can , vị trí Giáp bị ẩn đi ( nên gọi là ĐỘN GIÁP ) . Có lẽ ngày xưa các nha nghiên cứu đã nhận xét sự tác động của 9 hành tinh trong hệ Mặt trời nên đã tính toán tác động của 9 hành tinh này qua 9 vận hạn của con người ( Thái Dương , Thái Âm , La Hầu , Thổ Tú , Thủy Diệu , Thái bạch , Kế Đô , Vân Hớn ) và 9 hạn ( Huỳnh Tuyền , Tam kheo , Ngũ Mộ , Thiên Tinh , Toán Tận ,Thiên La , Địa Võng , Diêm Vương ) .
Độn Giáp còn có một tên khác nữa là Thái Ất ( Thái tức là quá ). Trong vòng vận động các vị trí không gian , lần lượt tính chất âm dương được biểu thị qua Thập Thiên can . Giáp – Dương , Ất – Âm …Trong trường hợp này , khi Giáp đã ẩn đi , can Ất lại đứng đầu trong chu kỳ vận động của Nhật- Nguyệt – Tinh , phần nào Ất bị thái quá nên các nhà Dịch học gọi là Thái Ất . Để có thể tính toán từng vị trí tức thời các tác động của Nhật- Nguyệt – Tinh lên Trái đất , người ta đã định lượng về Âm – Dương ( Tỷ lệ ) tại từng Tiết Khí ( Một năm có 24 Tiết Khí – Đây là đơn vị Thời gian của Độn Giáp ) , tỷ lệ đó người ta gọi là CỤC . Như vậy , người ta đã xây dựng được Hệ thức lượng Độn Giáp ( Tức là tỷ lệ ÂM – DƯƠNG theo đơn vị Thời gian là Tiết Khí ) và qua đó người ta có thể dự đoán về sự diễn biến các sự vật , con người được sinh ra tại lát cắt Thời gian đó . [/b]

2/ TRONG MỌI CHIỀU KHÔNG GIAN TÍNH THEO HỒNG BÀNG DỊCH :
Việc tính toán này không chỉ áp dụng cho con người trên Trái đất , mà có thể tính toán cho tất cả các Thế giới vô hình khác ở các chiều Không gian khác nhau , dienbatn xin không nêu ra ở đây vì tính chất cực kỳ phức tạp của nó . Riêng Thế giới loài người trên Trái Đất , ở hệ Tọa độ Đề các là không gian 3 chiều , kết hợp chiều của Thời Gian , người ta chia ra làm 4 Kỷ Nguyên của Nhân loại ( Điều này Dịch học bình thường chưa hề có khái niệm ) . Bốn Kỷ nguyên đó là :
1/ KHẢM – THÁI ÂM TẠI HƯỚNG BẮC – Kỷ Nguyên THÁI ÂM ( HỦY ) – HẬU THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .
2/ CHẤN MỘC HƯỚNG VỀ BẮC – KỶ NGUYÊN THIẾU DƯƠNG ( THÀNH ) – TIÊN THIÊN LÀ CHỦ ĐẠO .
3/ LY – THÁI DƯƠNG HƯỚNG VỀ BẮC – KỶ NGUYÊN THÁI DƯƠNG ( THỊNH ) – TIÊN THIÊN CHỦ ĐẠO .
4/ ĐOÀI – THIẾU ÂM HƯỚNG VỀ BẮC – KỶ NGUYÊN THIẾU ÂM ( SUY ) – HẬU THIÊN CHỦ ĐẠO .
Đó là 4 pha quan trọng nhất trong quá trình tiến hóa nhân loại .

Trong BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN , người ta dùng thuật toán Thái Ất để tính được vòng sao BÁT TƯỚNG LÂM MÔN , từ đó có thể biết được những thăng trầm của ngôi mộ , từ đó có cách xử lý thích hợp khi thời gian thay đổi . Trong việc dùng BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN để hóa giải những điều bất lợi cho khu mộ dòng họ Hà , dienbatn đã thực hiện việc xử lý một ngôi mộ Tổ của dòng họ theo Thái Ất và kết quả là có một ngôi mộ như hình sau . Thời gian qua đã chứng minh cách xử lý đó hoàn toàn chính xác .

 Reduced: 98% of original size [ 648 x 486 ] – Click to view full image

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0909399961 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961Email: ngoctuan.tdg@gmail.com.
Website: //thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post
Zalo
Phone