Thủ tục thẩm định giá thiết bị thực hiện theo quy trình thế nào?

Thủ tục thẩm định giá thiết bị thực hiện theo quy trình thế nào?

Cho tôi hỏi hiện nay thủ tục thẩm định giá thiết bị thì được thực hiện theo quy trình thế nào? Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện được những thông tin gì? Đặc điểm pháp lý của một số máy móc thiết bị được định giá thể hiện thế nào? – Câu hỏi của chị Thái Hà (Bắc Ninh).

Thủ tục thẩm định giá thiết bị thực hiện theo quy trình thế nào?

Vấn đề này anh xem tại khoản 1 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 – Quy trình thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC, cụ thể quy trình thẩm định giá thực hiện theo các bước sau

Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Thủ tục thẩm định giá thiết bị thực hiện theo quy trình thế nào? Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện được những thông tin gì? 

Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện được những thông tin gì?

Tại tiểu mục 1 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 – Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC quy định về báo cáo thẩm định giá như sau:

Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện thông tin đúng theo thực tế, mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản cần thẩm định giá.

Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự khoa học, hợp lý, từ mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị của tài sản.

Báo cáo phải có các lập luận, phân tích những dữ liệu thu thập trên thị trường hình thành kết quả thẩm định giá. Báo cáo là một phần không thể tách rời của Chứng thư thẩm định giá.

Nội dung chi tiết của Báo cáo có thể thay đổi theo đối tượng thẩm định giá, mục đích, yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một Báo cáo phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thông tin về doanh nghiệp thẩm định giá hoặc chi nhánh được phép phát hành chứng thư thẩm định giá, gồm: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp, văn phòng giao dịch của doanh nghiệp (nếu có). Tên và địa chỉ của chi nhánh doanh nghiệp phát hành Báo cáo và chứng thư thẩm định giá.

– Các thông tin cơ bản về cuộc thẩm định giá:

+ Thông tin về khách hàng thẩm định giá tài sản, số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.

+ Tên tài sản thẩm định giá.

+ Thời điểm thẩm định giá.

+ Mục đích thẩm định giá.

+ Các nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định giá và mức độ kiểm tra, thẩm định các nguồn thông tin đó.

+ Căn cứ pháp lý để thẩm định giá: những văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá, các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được áp dụng trong cuộc thẩm định giá, các văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc địa phương ban hành liên quan tới cuộc thẩm định giá, các giấy tờ pháp lý liên quan tới tài sản thẩm định giá.

– Thông tin tổng quan về thị trường, các thông tin về thị trường giao dịch của nhóm (loại) tài sản thẩm định giá.

– Thông tin về tài sản thẩm định giá bao gồm: các mô tả chi tiết và phân tích liên quan như tên và chủng loại tài sản, đặc điểm về mặt pháp lý và kinh tế – kỹ thuật của tài sản.

– Cơ sở giá trị của tài sản thẩm định giá

– Giả thiết và giả thiết đặc biệt.

– Áp dụng cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.

– Kết quả thẩm định giá.

– Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá.

– Những điều khoản loại trừ và hạn chế.

– Các phụ lục kèm theo, bao gồm:

– Danh sách tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến cuộc thẩm định giá.

– Tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá.

– Kết quả khảo sát thực tế của tài sản thẩm định giá.

– Các nội dung khác liên quan đến cuộc thẩm định giá (nếu có).

Ngoài ra, thẩm định viên cần dẫn chiếu nguồn tin đối với tất cả các thông tin, số liệu trong Báo cáo.

Mẫu Báo cáo được quy định tại Phụ lục 03 và Phụ lục 04 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 này.

Đặc điểm pháp lý của một số máy móc thiết bị được định giá thể hiện thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Phụ lục 01 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BTC thì đặc điểm pháp lý của một số máy móc, thiết bị được thể hiện qua một số thông tin sau:

– Tài sản được sở hữu hợp pháp thể hiện qua hóa đơn mua, bán, cho thuê tài sản hoặc các giấy tờ hợp lệ khác.

– Tài sản không rõ nguồn gốc.

Các bài viết trên blog được mình sưu tầm, tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều bài viết không tìm lại được tác giả, nếu có bất cứ thắc mắc, khiếu lại về bản quyền bài viết vui lòng liên hệ với mình theo số ĐT: 0929.17.27.86 , mình rất vui được tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các bạn

Chi tiết về dịch vụ xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐỊNH GIÁ BẾN THÀNH – HÀ NỘI.
Trụ sở chính: Số 236 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng: 781/C2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Mã số thuế: 0314521370.
Điện thoại: 0909399961 - 0929.17.27.86.
Email: [email protected].
Website: https://thamdinh.com.vn

Dịch Vụ của chúng tôi:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động Sản
Thẩm định giá máy móc thiết bị
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định giá tri doanh nghiệp
Thẩm Định Giá tài sản vô hình
Thẩm định giá dự toán gói thầu
Thẩm Định Giá Dự toán, dự án xây dựng
Thẩm định giá trang thiết bị y tế
Thẩm định giá Xử lý nợ
Thẩm định giá nhà xưởng
Thẩm định giá đầu tư
Thẩm định giá tài chính định cư
Thẩm định giá tài chính du lịch
Thẩm định giá tài chính du học
Rate this post

Ngọc Tuân

- Tư vấn lĩnh vực thẩm định giá và công chứng - 0909399961

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *